Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Thôi.... anh đi về đi!!!

THÔI... ANH ĐI VỀ ĐI.... !

Bụm mặt nén lòng đau thắt gút,

Thuyền đời trôi nổi bao vinh nhục.

Rượu đâu môi nhấp cạn trùng ba,

Đàn đấy tay buông đầy điệp khúc.

Tròn khuyết trăng tàn thức thâu đêm,

Ngắn dài bóng xế mong chi phúc !

Đến kỳ lên lão sáu mươi năm,

Phủi sạch công danh quên những lúc....

********************

MƠ SAY

Lúc chiều túy lúy như trên sóng,

Đối ẩm đồng song nghe gió lộng.

Chòi lá men nồng Hòang Hạc lâu,

Nồi kê cháo khét Nam Kha mộng.

Ngất ngây sắc nước kẻ tìm non,

Ngào ngạt hương trời người ngắm bóng.

Sương giáng tàn thu đến lập đông,

Cười thôi té ghế đời siêu mõng …

********************

GỢI NHỚ

Mõng manh phiêu bạt bên dòng nước, 

Từng chuyến đò đưa trò cất bước.

Lớp cũ phượng hồng mộng thắm xinh,

Trường xưa áo trắng mơ tha thướt.

Xa kìa  bút xếp  nhớ bâng khuâng,

Gần đấy chén châm  say lướt khước.

Tất cả không tha đến lúc này,

Tuổi già héo hắt sầu gương lược ... !

**********************

TỰ KIỂM ĐIỂM

Gương lược rõ xem tài bắt tóm,

Kiểm tra đối chiếu khen không dõm.

Lão phu tóc bạc vễnh râu xồm,

Bà cụ da mồi chành miệng móm.

Vết sẹo biến thiên khóc giống hề,

Chân chim vô định cười như ngợm.

Cưa sừng làm nghé thoát sao chăng ?

Kim tỉnh, hỏa đài, chờ mỗi sớm …..!

************************

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Mưa gieo nổi nhớ

MƯA  GIEO  NỔI  NHỚ ...

Sáng tối nhìn mưa rơi lủm chủm

Rét run xuống bếp lò than chụm

Uềnh oang ghé chợ tậu hai xâu

Ốp ộp lột da xào mấy nhúm

Nhớ bạn nâng chung xị chấm châm

Thương ai mời chén chai tum túm

Chả nem đầy đủ rắn một con

Sờ bụng no chưa… đầy cả bụm !

*******************

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Nói dóc đừng tin (VI) Lục nhâm đại độn thượng thừa ... ( entry cuối)

Rating:
Category:Other
 





LỤC NHÂM THƯỢNG THỪA ĐẠI ĐỘN (24)



***** XUNG, PHÁ, HẠI, HỢP, HÌNH ( xem phần Dịch lý)


********************************************



* Thưa các bạn! Cụ Nguyễn Bá Học đã viết : “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. …….” . Thế là chúng ta đã đi qua đoạn đường Lục nhâm đại độn khá dài…



*Chúng ta đã khảo sát sơ lược tóm tắt ba chương, tuy rằng có khó khăn rối rắm nhưng nếu chúng ta không e không ngại, từ từ tháo gở sẽ thông suốt được toàn cục, không có gì gọi là huyễn hoặc huyền bí mà tất cả đều nằm trong quy luật thống kê xác suất mà thôi, dĩ nhiên đây là phương pháp thống kê cổ đại của người Trung Hoa.



* Phần chương IV cuối cùng là một số vấn đề thông thường như: Hôn nhân; Gia trạch (nhà đất ruộng vườn…); Mưu vọng ( kế hoạch, trận pháp….); Cầu tài; Giao dịch (làm ăn buôn bán); Xuất hành (tốt , xấu…); Hành nhân (người đi xa có về không?); Thất vật ( thất thoát, mất của); Đạo tặc (trộm cướp); Thai sản (sinh đẻ , nam hay nữ…); Bệnh hoạn (đau ốm); Kiện tụng (chiến tranh nóng và lạnh) v.v….



* Các bạn có thể trích các phần có nội dung gần giống nhau từ các bài trước và gom lại thành từng đề mục như trên để khảo cứu… Thiết nghĩ cũng đã quá đủ cho nên tạm ngưng chương này kể từ hôm nay, càng đi sâu vào thượng thừa thì càng dễ chán vì thịt thì ít còn xương xóc…. gai góc rất nhiều !



* Nhân dịp đầu năm dương lịch và cũng cận kề năm mới Mậu Tí 2008, chúc các bạn vui tết tuy nhiên chúng ta vui xuân không quên nhiệm vụ: Phantran xin biếu các bạn đề mục quan trọng để phòng ngừa mất mát và trộm cướp trong thời gian trước và sau tết nhé!



********************************************


THẤT VẬT


(mất đồ)



1)Mất đồ có tìm lại được không ?


- Lấy nhật làm mình, thần làm người khác, vật bị mất thì xem ở loại thần. Khoá truyền thấy loại thần mà không thừa Vũ, không lạc không vong thì xem chỗ của loại thần mà tìm.


Ex: Mất vàng bạc thì loại thần là dậu, trong 4K có Dậu/Tí. Tí là phòng buồng, tức tìm trong phòng.


- Không thấy loại thần hoặc thấy mà thừa Vũ: đồ mất đi xa.


- Vũ lâm từ Mão đến thân: mất ban ngày, từ dậu đến dần : mất ban đêm.


- Thấy loại thần lạc không: mất hết trơn; TTT thừa Thiên không mà không có Vũ: người nhà giấu; NTT thừa Thái âm: có thể tìm ra.


- Loại thần có 3h, 6h, Thái âm: tìm lại được; Loại thần là Trường sinh hay nhập mộ: mất đồ tìm được; Loại thần lâm nhật thần, bổn mạng, hoặc mộ thần phát dụng: chưa mất.


- QN an thuận, không thấy Vũ: bị bỏ quên. Nếu nghi ngờ người nhà lấy thì xét Vũ lâm thần nào là niên hành của người đó.


- Nếu bị trộm lấy, muốn rõ là hạng nào, xét huyền vũ thừa thần nào, thuộc dương: nam, âm: nữ, vượng : trẻ, hưu tù: già.


- Muốn biết có bắt được không, xét thần mà Vũ thừa, nếu bị NTT khắc: bắt được, niên thượng thần khắc: cũng bắt được; năm, tháng khắc thì trong năm đó tháng đó bắt được.



2) Xét khoá thể:


- Tri nhất khoá: hàng xóm lấy; Kiến cơ : trong nhà lấy; Phục ngâm: đồ mất chưa ra khỏi nhà ./.


**********************************************




BẤM ĐỘN (25)



Image





ĐẠO TẶC

(trộm cướp)


1)Xem có bắt trộm được không ?


a/- Trên nhật, thần thấy tuất, thìn hoặc nhật quỷ vào truyền mà thừa cát tướng.


b/- Đinh, mã phát dụng thừa Thái âm.


c/- Vũ + đạo thần + âm thần của đạo thấy tỵ hoà hay tương sinh. (thần của đạo thần tra ở địa bàn là âm thần của nó). Ex: đạo thần là tí thì tra ở địa bàn để tìm.


d/- Đạo thần thừa cát tướng. Đạo thần gặp không vong mà thiên bàn và địa bàn tỵ hoà.


e/- Thần mà Vũ thừa là Dương nhận lại ở mão, dậu.


f/- Thần mà Vũ thừa khắc nhật.


* Các cách từ a ->f là không bắt được được trộm cướp. Ngoài ra thì bắt được.



2)Xem trộm cướp trốn tránh ở đâu ?


* Xét đạo thần thì biết trốn ở đâu. Đạo thần ở Tí: bắc…(chú ý là chỉ xét cách này khi đạo thần ở thiên bàn và địa bàn tỵ hoà nhau. Còn khắc nhau thì không được).



3)Xem đồ mất hiện giấu ở đâu?


- Xét thần mà đạo thần sinh: đạo thần âm thì dùng thần dương và ngược lại. Ex: Đạo thần là tí (+) dần mão (-) do tí (thuỷ) sinh. Chọn mão (-).Khi đã chọn xong thì kết quả như sau:


- Ở tí: trong hộp cây, tre, hay thuyền xe.


- Sửu mùi: trong chùa, miếu, cạnh thành quách.


- Dần: trong lò bếp, lò gạch, lò gốm.


- Mão: trong ruộng, lò đúc.


- Thìn tuất: trong kho lẫm hay dưới bia đá.


- Tỵ: trong chái, chòi nhỏ, ngòi hay lạch nhỏ.


- Ngọ: trong vườn hay dưới tường vách.


- Thân: trong nhà xí.


- Dậu: trong ao rạch hay vùi trong tro đá.


- Hợi: trong cột nhà.



4) Xem trộm là người nào?


- Thừa dần: đạo sĩ và đệ tử.


- Mão: thuật sĩ, nam tu sĩ.


- Tí: người có võ trang, du côn, du đảng.


- Ngọ: khách trọ, thầy bói.


- Dậu: tớ gái, bợm nhậu.


- Thân: thợ kim hoàn.


- Hợi: ăn cướp nghề, hải tặc.


- Sửu : người làm nông, lính lệ.


- Mùi: ông đạo, bà goá.


- Tuất: hành khất , tu sĩ.


* Vượng tướng : trẻ khoẻ, hưu tù: già yếu.



5) Xét hình dáng:


* Cũng xét thần mà Vũ thừa:



- Tí: mặt đen, râu chuột, cao.


- Sửu: bụng to, mông to rộng, bự con, mắt xếch, râu nhiều.


- Dần: râu ngắn đẹp.


- Mão: nhỏ con, lanh lẹ.


- Thìn: mắt lớn, mày thô, râu dê, mặt xấu.


- Tỵ: cao ốm, hát hay.


- Ngọ: người cao, mắt lé.


- Mùi: mắt lộ, đầu bạc, mặc đồ trắng hay đồ tang.


- Thân: cao, trắng, ít tóc.


- Dậu: người thô, có mụn.


- Tuất: xấu. đen, nhiều râu.


- Hợi: mập, trắng, xấu xí.



*****************************************


****Trong các thần được thừa, sao mà thừa thần nào thì gần giống như con vật đó! Tuy nhiên Phantran chưa bao giờ thấy con rồng thật (kiểu dáng Trung quốc) hoặc đã hoá thạch , có chăng cũng chỉ là loài thằn lằn (khủng long) đã tuyệt chủng kỷ Jura!




BẤM ĐỘN (26)


(Tiếp theo)



Ngày hôm qua Ngọc Đế đã bác đề nghị của Táo Quân xử tử Phantran do phạm tội lậu thiên cơ, Phantran mừng quá nên hôm nay tiếp tục viết thêm một bài ngắn về bấm độn, nội dung là việc mua bán của các cò thương vụ buôn bán trong tết.



Thí dụ bạn muốn mua hàng nhưng chưa biết giá cở nào… Ta thừa dịp này bấm độn xem hàng có hạ giá hay không để mua về sử dụng cho vừa túi tiền của mình, đồng thời biết được điểm yếu của “người bán” mà chê mắc mua rẻ, sẽ lợi cho mình đấy.



Bạn xem âm lịch và trang quẻ Lục nhâm Đại độn, an theo thiên bàn và an theo địa bàn, sau đó tìm tứ khoá - tam truyền , dùng tam truyền luận giải ngay và dùng truyền cuối (xem lại bài cũ) quyết định mua hay không:




GIAO DỊCH


(Buôn bán)



a)- Nhật thượng thần và thần thượng thần tương sinh:


*** Mua bán thành công.


b)- Thần thượng thần thừa cát tướng:


*** Vật mắc nên bán.


c) - Thần thượng thần thừa hung tướng:


*** Vật rẻ nên mua.


d)- Nhật thượng thần sinh -> nhật và thần thượng thần khắc thần:


*** Bán mau lời ít.


e)- Nhật thượng thần khắc nhật và thần thượng thần sinh -> thần:


*** Bán chậm lời nhiều.


f)- Loại thần thừa “xà, tù, tử” :


*** Bán rẻ vẫn ế.


g)-Truyền có loại thần : Nhật thần tương sinh, thừa cát tướng, tam truyền vượng tướng:


*** Cứ tích trữ sẽ lời to.


BẤM ĐỘN (27)



 



CẦU QUAN LỘC


Các bạn xem lại các bài cũ mà Phantran đã post các kỳ trước, tìm tứ khoá tam truyền và an các sao lên các cung (thần) thiên bàn, địa bàn, sau đó xét ý nghĩa cụ thể.


Cầu quan lộc dùng cho các vị có chức vụ văn hay võ (tức là thiên về lý thuyết hoặc thực hành), dùng cho các bạn học sinh - sinh viên xem việc thi cử đậu cao thấp thế nào, cũng có thể dùng một ít ý nghĩa việc hôn nhân (đại đăng khoa, tiểu đăng khoa) hoặc cho thương gia trong việc quan hệ với nhà chức trách , nhớ đừng dùng cho việc bài bạc trong ngày tết nguyên đán là hỏng việc lớn!


*Quan văn thì xem Thanh Long


*Quan võ thì xem Thái thường


I-Tại chức tốt xấu thế nào:


a)Tốt: nhật với phát dụng là: nhật đức, nhật lộc. Quan lại thừa cát tướng và trung truyền , mạt truyền chẳng bị “không”hay “hãm”.


b)xấu: nhật thần phát dụng mà thần tướng đều xấu, hoặc thần tương tốt mà xung, mộ, không vong.


II- Xấu tốt của quan lộc:


a)-Cách tốt: Thái tuế, Nguyệt tướng phát dụng. Quan lộc lâm hợi (thiên môn). Ngày canh dần gặp quẻ phục ngâm.


b)-Cách xấu:


- Nhật thượng thần và sơ truyền là nhật mộ hay thừa Bạch hổ, hoặc thần tướng xấu .


- Tam truyền thuộc cách “chiết yêu”, gặp không, hãm: phòng đau ốm hay bất hoà bất trắc ( ex: Gần như trường hợp của cụ Đồ Chiểu hay Lục Vân Tiên đi thi tìm quan lộc nhưng gặp gia biến nên khóc lóc đến mù mắt ….)


- Tam truyền lần lượt khắc nhật, lại không có nhật đức cứu giải.


* Cách bị điều tra lấy khẩu cung: nhật đức, nhật lộc đều lạc không vong.


* Cách mất chức, giáng cấp: niên mệnh thượng thần lại thừa ác tướng bị mất chức. Lộc của nhật là thần thượng thần mà không có cứu giải: bị giáng cấp. Ex: ngày giáp tý : Dần/Tý -> Dần là lộc của giáp.


III-Thăng quan tiến chức mau hay chậm:


- Xem Thanh Long (văn), Thái thường (võ), lâm thần nào (tra ở địa bàn), xét thần nầy cách nhật can mấy vị trí để tính năm. Cách nhật chi mấy vị trí để tính tháng.


- Nếu Long hay Thường lâm nhật, thần, thì lên chức tới nơi.


IV- Tin tức tiến chức đúng hay sai:


- Khoá truyền đều đẹp, tuế ở trước nhật, trên nhật lại có thiên hỉ , châu tước hay Dương quý nhân: tin tức thật.


- Khóa truyền xấu, tuế sau nhật, nhật thừa Huyền vũ , không vong: tin tức dối trá, tin “vịt”./.



***************************



CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN !



***************************

BẤM ĐỘN (28)



 




CẦU TÀI



Chúng ta không cần làm COP bao vây khám xét hiện trường lấy cung …. mà ta cũng tự đoán được tại sao giàu hay nghèo ? Rất dễ các bạn ạ! Với điều kiện là bạn đã xem và hiểu bài cũ (đã post, xem lại mục lục hai bên blog) : tìm tứ khoá tam truyền, an sao vào thiên bàn và địa bàn thì sẽ biết ngay! Điều tối quan trọng và cực kỳ cần thiết là không được sử dụng phương pháp nầy để làm những chuyện cờ bạc, đạo tặc, trái với luân thường đạo lý …., nếu không bạn sẽ bị tai ách không thể nào thoát khỏi và phải trả giá bằng chính cả sinh mạng của mình! Sau đây là phương pháp cầu tài:



I-Cầu tài có hay không ?



*** Có tài : Lấy nhật can “khắc” làm tài; khoá truyền đều có tài hiện.


Ex: Ngày giáp, ất mà khoá truyền có tứ mộ, NTT và TTT và cả mệnh thượng thần đều bị “tặc”.


Ex: nhật là dần : Sửu / Dần


***Thần là Tý : Ngọ /Tý


**Mệnh là Dậu: Dần / Dậu.


Phát dụng lá ám tài: thừa Thanh Long.


Ex: Ngày Tân thì tài là Dần – Hợi , Tý sinh dần (mộc), dần mộc mộ ở Mùi. Vậy Hợi, Tý, Mùi là ám tài của Tân.


- Khoá truyền khôn có tài nào mà tam truyền là thương thực.


Ex: Ngày Đinh thì tài là kim, khoá truyền không có kim, tam truyền đều là thổ (thương thực của Đinh) có thể sinh kim, nên cũng có ám tài.



***Không có tài:


-Tam truyền đều là tài mà tài phần nhiều đã hoá “quỷ”.


Ex: Dậu lấy mộc làm tài. Tam truyền là Dần, Mão, Thìn, tài nhiều hoá quỷ.


- Phát dụng là nhật tài mà thừa Thiên Không.


- Khoá truyền không có tài mà Thanh Long nhập “miếu” hay nhập “mộ”.


Ex: Thanh Long ở Dần gọi là nhập miếu, nhập mộ, yọa mộ.


- Thanh Long thừa không vong mà NTT và TTT tỵ hoà với nhật.



II-Có tiền dễ hay khó:


- Thần (chi) sinh nhật (can) thì dễ. Nhật sinh thần thì khó.


- Tài là phát dụng (sơ truyền): dễ. Tài là mạt truyền: khó.


- Tài lâm can: dễ có. Can lâm tài: khó có.


- Nhật đức, nhật lộc là phát dụng: dễ. Khoá phản ngâm: khó.


- Tam truyền là chi truyền can: dễ. ngược lại là khó.


- Sơ truyền khắc nhật mà trung truyền và mạt truyền lại bị nhật khắc: trước khó sau dễ, từ từ.


- NTT và TTT hoà hợp: dễ, ngược lại là khó.


- Sơ truyền bị nhật khắc mà Trung truyền và mạt truyền khắc nhật: trước dễ sau khó, nên tính gấp.



III- Có tài nhiều hay ít:


- Tài vượng, tướng: nhiều. Hưu tù: ít.


- Phát dụng là tài: nhiều. Trung truyền và mạt truyền là tài : ít.


*Ex: Cầu vàng bạc thấy dậu, cầu áo quần thấy mùi…



IV-Kẻ nào đưa đến:


- Tài thừa hậu: tiền của thê thiếp


- Thừa quý nhân: tiền của “bề trên”.


- Thừa võ (vũ): của trộm cướp.


- Thừa xà: của vợ, thầy chùa.


- Thừa tước: do chức tước.


- Thừa thường: do người già cả.


- Thừa hổ: do lính, tiền phúng điếu.


- Thừa âm: do đàn bà.


- Thừa không: do quan lại, tôi tớ.


- Thừa vũ: trộm hay trẻ con.



V- Tài từ đâu tới ?


- Tài thừa hậu: do rượu, giấm hay thứ có nước.


- Thừa quý nhân: do súc vật, nhà cửa, cầu cống.


- Thừa long: do sách vở, củi, vải.


- Thừa hợp: do xe cộ, thuyền, ghe.


- Thừa trận: ruộng đất, cá mắm, đồ quý.


- Thừa thường: áo quần, thách gả cưới.


- Thừa hổ: ruộng vườn, làm đám ma mà phát tài.


- Thừa âm: vàng bạc, ngọc ngà, ngũ cốc.


- Thừa không; nhà cửa, dụng cụ.


- Thừa vũ: do kho lẫm, đồ tích chứa lâu ngày lên giá.



VI-Phương hướng cầu tài:


Xét chỗ thừa thanh long (điều tra ở thiên bàn) mà rõ hướng nào.


Ex: thanh long cư ngọ: cầu tài ở phương nam. Xét thần của hào tài lâm (điều tra ở địa bàn).


Ex: hào tài ở năm, tháng, ngày, giờ đó có.



Ghi chú:


a/- Đòi nợ: nhật là tiền, thần là chủ nợ, thời là con nợ....


b/-Vay nợ: ngày dương xét nhật thượng thần, ngày âm xét thần thượng thần....


c/- Đánh bạc: xét nhật can, NTT là các con bạc, TTT là nhà cái ...etc….. cái nầy chẳng dám viết nhiều đâu ! Nếu ai bắt chước nhị tổ dùng thước bảng đến cạy miệng bẻ răng thì mình cũng nín thinh, hoặc giả như có ai tự chặt tay đến khẩn cầu thì mình bắt chước như Tổ Đạt Ma nhìn vách đá và cũng … không dám nói ! OOO




- CHUNG -







Image

Nói dóc đừng tin (VI) Lục nhâm đại độn thượng thừa ... ( entry cuối)

Rating:
Category:Other
 





LỤC NHÂM THƯỢNG THỪA ĐẠI ĐỘN (24)



***** XUNG, PHÁ, HẠI, HỢP, HÌNH ( xem phần Dịch lý)


********************************************



* Thưa các bạn! Cụ Nguyễn Bá Học đã viết : “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. …….” . Thế là chúng ta đã đi qua đoạn đường Lục nhâm đại độn khá dài…



*Chúng ta đã khảo sát sơ lược tóm tắt ba chương, tuy rằng có khó khăn rối rắm nhưng nếu chúng ta không e không ngại, từ từ tháo gở sẽ thông suốt được toàn cục, không có gì gọi là huyễn hoặc huyền bí mà tất cả đều nằm trong quy luật thống kê xác suất mà thôi, dĩ nhiên đây là phương pháp thống kê cổ đại của người Trung Hoa.



* Phần chương IV cuối cùng là một số vấn đề thông thường như: Hôn nhân; Gia trạch (nhà đất ruộng vườn…); Mưu vọng ( kế hoạch, trận pháp….); Cầu tài; Giao dịch (làm ăn buôn bán); Xuất hành (tốt , xấu…); Hành nhân (người đi xa có về không?); Thất vật ( thất thoát, mất của); Đạo tặc (trộm cướp); Thai sản (sinh đẻ , nam hay nữ…); Bệnh hoạn (đau ốm); Kiện tụng (chiến tranh nóng và lạnh) v.v….



* Các bạn có thể trích các phần có nội dung gần giống nhau từ các bài trước và gom lại thành từng đề mục như trên để khảo cứu… Thiết nghĩ cũng đã quá đủ cho nên tạm ngưng chương này kể từ hôm nay, càng đi sâu vào thượng thừa thì càng dễ chán vì thịt thì ít còn xương xóc…. gai góc rất nhiều !



* Nhân dịp đầu năm dương lịch và cũng cận kề năm mới Mậu Tí 2008, chúc các bạn vui tết tuy nhiên chúng ta vui xuân không quên nhiệm vụ: Phantran xin biếu các bạn đề mục quan trọng để phòng ngừa mất mát và trộm cướp trong thời gian trước và sau tết nhé!



********************************************


THẤT VẬT


(mất đồ)



1)Mất đồ có tìm lại được không ?


- Lấy nhật làm mình, thần làm người khác, vật bị mất thì xem ở loại thần. Khoá truyền thấy loại thần mà không thừa Vũ, không lạc không vong thì xem chỗ của loại thần mà tìm.


Ex: Mất vàng bạc thì loại thần là dậu, trong 4K có Dậu/Tí. Tí là phòng buồng, tức tìm trong phòng.


- Không thấy loại thần hoặc thấy mà thừa Vũ: đồ mất đi xa.


- Vũ lâm từ Mão đến thân: mất ban ngày, từ dậu đến dần : mất ban đêm.


- Thấy loại thần lạc không: mất hết trơn; TTT thừa Thiên không mà không có Vũ: người nhà giấu; NTT thừa Thái âm: có thể tìm ra.


- Loại thần có 3h, 6h, Thái âm: tìm lại được; Loại thần là Trường sinh hay nhập mộ: mất đồ tìm được; Loại thần lâm nhật thần, bổn mạng, hoặc mộ thần phát dụng: chưa mất.


- QN an thuận, không thấy Vũ: bị bỏ quên. Nếu nghi ngờ người nhà lấy thì xét Vũ lâm thần nào là niên hành của người đó.


- Nếu bị trộm lấy, muốn rõ là hạng nào, xét huyền vũ thừa thần nào, thuộc dương: nam, âm: nữ, vượng : trẻ, hưu tù: già.


- Muốn biết có bắt được không, xét thần mà Vũ thừa, nếu bị NTT khắc: bắt được, niên thượng thần khắc: cũng bắt được; năm, tháng khắc thì trong năm đó tháng đó bắt được.



2) Xét khoá thể:


- Tri nhất khoá: hàng xóm lấy; Kiến cơ : trong nhà lấy; Phục ngâm: đồ mất chưa ra khỏi nhà ./.


**********************************************




BẤM ĐỘN (25)



Image





ĐẠO TẶC

(trộm cướp)


1)Xem có bắt trộm được không ?


a/- Trên nhật, thần thấy tuất, thìn hoặc nhật quỷ vào truyền mà thừa cát tướng.


b/- Đinh, mã phát dụng thừa Thái âm.


c/- Vũ + đạo thần + âm thần của đạo thấy tỵ hoà hay tương sinh. (thần của đạo thần tra ở địa bàn là âm thần của nó). Ex: đạo thần là tí thì tra ở địa bàn để tìm.


d/- Đạo thần thừa cát tướng. Đạo thần gặp không vong mà thiên bàn và địa bàn tỵ hoà.


e/- Thần mà Vũ thừa là Dương nhận lại ở mão, dậu.


f/- Thần mà Vũ thừa khắc nhật.


* Các cách từ a ->f là không bắt được được trộm cướp. Ngoài ra thì bắt được.



2)Xem trộm cướp trốn tránh ở đâu ?


* Xét đạo thần thì biết trốn ở đâu. Đạo thần ở Tí: bắc…(chú ý là chỉ xét cách này khi đạo thần ở thiên bàn và địa bàn tỵ hoà nhau. Còn khắc nhau thì không được).



3)Xem đồ mất hiện giấu ở đâu?


- Xét thần mà đạo thần sinh: đạo thần âm thì dùng thần dương và ngược lại. Ex: Đạo thần là tí (+) dần mão (-) do tí (thuỷ) sinh. Chọn mão (-).Khi đã chọn xong thì kết quả như sau:


- Ở tí: trong hộp cây, tre, hay thuyền xe.


- Sửu mùi: trong chùa, miếu, cạnh thành quách.


- Dần: trong lò bếp, lò gạch, lò gốm.


- Mão: trong ruộng, lò đúc.


- Thìn tuất: trong kho lẫm hay dưới bia đá.


- Tỵ: trong chái, chòi nhỏ, ngòi hay lạch nhỏ.


- Ngọ: trong vườn hay dưới tường vách.


- Thân: trong nhà xí.


- Dậu: trong ao rạch hay vùi trong tro đá.


- Hợi: trong cột nhà.



4) Xem trộm là người nào?


- Thừa dần: đạo sĩ và đệ tử.


- Mão: thuật sĩ, nam tu sĩ.


- Tí: người có võ trang, du côn, du đảng.


- Ngọ: khách trọ, thầy bói.


- Dậu: tớ gái, bợm nhậu.


- Thân: thợ kim hoàn.


- Hợi: ăn cướp nghề, hải tặc.


- Sửu : người làm nông, lính lệ.


- Mùi: ông đạo, bà goá.


- Tuất: hành khất , tu sĩ.


* Vượng tướng : trẻ khoẻ, hưu tù: già yếu.



5) Xét hình dáng:


* Cũng xét thần mà Vũ thừa:



- Tí: mặt đen, râu chuột, cao.


- Sửu: bụng to, mông to rộng, bự con, mắt xếch, râu nhiều.


- Dần: râu ngắn đẹp.


- Mão: nhỏ con, lanh lẹ.


- Thìn: mắt lớn, mày thô, râu dê, mặt xấu.


- Tỵ: cao ốm, hát hay.


- Ngọ: người cao, mắt lé.


- Mùi: mắt lộ, đầu bạc, mặc đồ trắng hay đồ tang.


- Thân: cao, trắng, ít tóc.


- Dậu: người thô, có mụn.


- Tuất: xấu. đen, nhiều râu.


- Hợi: mập, trắng, xấu xí.



*****************************************


****Trong các thần được thừa, sao mà thừa thần nào thì gần giống như con vật đó! Tuy nhiên Phantran chưa bao giờ thấy con rồng thật (kiểu dáng Trung quốc) hoặc đã hoá thạch , có chăng cũng chỉ là loài thằn lằn (khủng long) đã tuyệt chủng kỷ Jura!




BẤM ĐỘN (26)


(Tiếp theo)



Ngày hôm qua Ngọc Đế đã bác đề nghị của Táo Quân xử tử Phantran do phạm tội lậu thiên cơ, Phantran mừng quá nên hôm nay tiếp tục viết thêm một bài ngắn về bấm độn, nội dung là việc mua bán của các cò thương vụ buôn bán trong tết.



Thí dụ bạn muốn mua hàng nhưng chưa biết giá cở nào… Ta thừa dịp này bấm độn xem hàng có hạ giá hay không để mua về sử dụng cho vừa túi tiền của mình, đồng thời biết được điểm yếu của “người bán” mà chê mắc mua rẻ, sẽ lợi cho mình đấy.



Bạn xem âm lịch và trang quẻ Lục nhâm Đại độn, an theo thiên bàn và an theo địa bàn, sau đó tìm tứ khoá - tam truyền , dùng tam truyền luận giải ngay và dùng truyền cuối (xem lại bài cũ) quyết định mua hay không:




GIAO DỊCH


(Buôn bán)



a)- Nhật thượng thần và thần thượng thần tương sinh:


*** Mua bán thành công.


b)- Thần thượng thần thừa cát tướng:


*** Vật mắc nên bán.


c) - Thần thượng thần thừa hung tướng:


*** Vật rẻ nên mua.


d)- Nhật thượng thần sinh -> nhật và thần thượng thần khắc thần:


*** Bán mau lời ít.


e)- Nhật thượng thần khắc nhật và thần thượng thần sinh -> thần:


*** Bán chậm lời nhiều.


f)- Loại thần thừa “xà, tù, tử” :


*** Bán rẻ vẫn ế.


g)-Truyền có loại thần : Nhật thần tương sinh, thừa cát tướng, tam truyền vượng tướng:


*** Cứ tích trữ sẽ lời to.


BẤM ĐỘN (27)



 



CẦU QUAN LỘC


Các bạn xem lại các bài cũ mà Phantran đã post các kỳ trước, tìm tứ khoá tam truyền và an các sao lên các cung (thần) thiên bàn, địa bàn, sau đó xét ý nghĩa cụ thể.


Cầu quan lộc dùng cho các vị có chức vụ văn hay võ (tức là thiên về lý thuyết hoặc thực hành), dùng cho các bạn học sinh - sinh viên xem việc thi cử đậu cao thấp thế nào, cũng có thể dùng một ít ý nghĩa việc hôn nhân (đại đăng khoa, tiểu đăng khoa) hoặc cho thương gia trong việc quan hệ với nhà chức trách , nhớ đừng dùng cho việc bài bạc trong ngày tết nguyên đán là hỏng việc lớn!


*Quan văn thì xem Thanh Long


*Quan võ thì xem Thái thường


I-Tại chức tốt xấu thế nào:


a)Tốt: nhật với phát dụng là: nhật đức, nhật lộc. Quan lại thừa cát tướng và trung truyền , mạt truyền chẳng bị “không”hay “hãm”.


b)xấu: nhật thần phát dụng mà thần tướng đều xấu, hoặc thần tương tốt mà xung, mộ, không vong.


II- Xấu tốt của quan lộc:


a)-Cách tốt: Thái tuế, Nguyệt tướng phát dụng. Quan lộc lâm hợi (thiên môn). Ngày canh dần gặp quẻ phục ngâm.


b)-Cách xấu:


- Nhật thượng thần và sơ truyền là nhật mộ hay thừa Bạch hổ, hoặc thần tướng xấu .


- Tam truyền thuộc cách “chiết yêu”, gặp không, hãm: phòng đau ốm hay bất hoà bất trắc ( ex: Gần như trường hợp của cụ Đồ Chiểu hay Lục Vân Tiên đi thi tìm quan lộc nhưng gặp gia biến nên khóc lóc đến mù mắt ….)


- Tam truyền lần lượt khắc nhật, lại không có nhật đức cứu giải.


* Cách bị điều tra lấy khẩu cung: nhật đức, nhật lộc đều lạc không vong.


* Cách mất chức, giáng cấp: niên mệnh thượng thần lại thừa ác tướng bị mất chức. Lộc của nhật là thần thượng thần mà không có cứu giải: bị giáng cấp. Ex: ngày giáp tý : Dần/Tý -> Dần là lộc của giáp.


III-Thăng quan tiến chức mau hay chậm:


- Xem Thanh Long (văn), Thái thường (võ), lâm thần nào (tra ở địa bàn), xét thần nầy cách nhật can mấy vị trí để tính năm. Cách nhật chi mấy vị trí để tính tháng.


- Nếu Long hay Thường lâm nhật, thần, thì lên chức tới nơi.


IV- Tin tức tiến chức đúng hay sai:


- Khoá truyền đều đẹp, tuế ở trước nhật, trên nhật lại có thiên hỉ , châu tước hay Dương quý nhân: tin tức thật.


- Khóa truyền xấu, tuế sau nhật, nhật thừa Huyền vũ , không vong: tin tức dối trá, tin “vịt”./.



***************************



CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN !



***************************

BẤM ĐỘN (28)



 




CẦU TÀI



Chúng ta không cần làm COP bao vây khám xét hiện trường lấy cung …. mà ta cũng tự đoán được tại sao giàu hay nghèo ? Rất dễ các bạn ạ! Với điều kiện là bạn đã xem và hiểu bài cũ (đã post, xem lại mục lục hai bên blog) : tìm tứ khoá tam truyền, an sao vào thiên bàn và địa bàn thì sẽ biết ngay! Điều tối quan trọng và cực kỳ cần thiết là không được sử dụng phương pháp nầy để làm những chuyện cờ bạc, đạo tặc, trái với luân thường đạo lý …., nếu không bạn sẽ bị tai ách không thể nào thoát khỏi và phải trả giá bằng chính cả sinh mạng của mình! Sau đây là phương pháp cầu tài:



I-Cầu tài có hay không ?



*** Có tài : Lấy nhật can “khắc” làm tài; khoá truyền đều có tài hiện.


Ex: Ngày giáp, ất mà khoá truyền có tứ mộ, NTT và TTT và cả mệnh thượng thần đều bị “tặc”.


Ex: nhật là dần : Sửu / Dần


***Thần là Tý : Ngọ /Tý


**Mệnh là Dậu: Dần / Dậu.


Phát dụng lá ám tài: thừa Thanh Long.


Ex: Ngày Tân thì tài là Dần – Hợi , Tý sinh dần (mộc), dần mộc mộ ở Mùi. Vậy Hợi, Tý, Mùi là ám tài của Tân.


- Khoá truyền khôn có tài nào mà tam truyền là thương thực.


Ex: Ngày Đinh thì tài là kim, khoá truyền không có kim, tam truyền đều là thổ (thương thực của Đinh) có thể sinh kim, nên cũng có ám tài.



***Không có tài:


-Tam truyền đều là tài mà tài phần nhiều đã hoá “quỷ”.


Ex: Dậu lấy mộc làm tài. Tam truyền là Dần, Mão, Thìn, tài nhiều hoá quỷ.


- Phát dụng là nhật tài mà thừa Thiên Không.


- Khoá truyền không có tài mà Thanh Long nhập “miếu” hay nhập “mộ”.


Ex: Thanh Long ở Dần gọi là nhập miếu, nhập mộ, yọa mộ.


- Thanh Long thừa không vong mà NTT và TTT tỵ hoà với nhật.



II-Có tiền dễ hay khó:


- Thần (chi) sinh nhật (can) thì dễ. Nhật sinh thần thì khó.


- Tài là phát dụng (sơ truyền): dễ. Tài là mạt truyền: khó.


- Tài lâm can: dễ có. Can lâm tài: khó có.


- Nhật đức, nhật lộc là phát dụng: dễ. Khoá phản ngâm: khó.


- Tam truyền là chi truyền can: dễ. ngược lại là khó.


- Sơ truyền khắc nhật mà trung truyền và mạt truyền lại bị nhật khắc: trước khó sau dễ, từ từ.


- NTT và TTT hoà hợp: dễ, ngược lại là khó.


- Sơ truyền bị nhật khắc mà Trung truyền và mạt truyền khắc nhật: trước dễ sau khó, nên tính gấp.



III- Có tài nhiều hay ít:


- Tài vượng, tướng: nhiều. Hưu tù: ít.


- Phát dụng là tài: nhiều. Trung truyền và mạt truyền là tài : ít.


*Ex: Cầu vàng bạc thấy dậu, cầu áo quần thấy mùi…



IV-Kẻ nào đưa đến:


- Tài thừa hậu: tiền của thê thiếp


- Thừa quý nhân: tiền của “bề trên”.


- Thừa võ (vũ): của trộm cướp.


- Thừa xà: của vợ, thầy chùa.


- Thừa tước: do chức tước.


- Thừa thường: do người già cả.


- Thừa hổ: do lính, tiền phúng điếu.


- Thừa âm: do đàn bà.


- Thừa không: do quan lại, tôi tớ.


- Thừa vũ: trộm hay trẻ con.



V- Tài từ đâu tới ?


- Tài thừa hậu: do rượu, giấm hay thứ có nước.


- Thừa quý nhân: do súc vật, nhà cửa, cầu cống.


- Thừa long: do sách vở, củi, vải.


- Thừa hợp: do xe cộ, thuyền, ghe.


- Thừa trận: ruộng đất, cá mắm, đồ quý.


- Thừa thường: áo quần, thách gả cưới.


- Thừa hổ: ruộng vườn, làm đám ma mà phát tài.


- Thừa âm: vàng bạc, ngọc ngà, ngũ cốc.


- Thừa không; nhà cửa, dụng cụ.


- Thừa vũ: do kho lẫm, đồ tích chứa lâu ngày lên giá.



VI-Phương hướng cầu tài:


Xét chỗ thừa thanh long (điều tra ở thiên bàn) mà rõ hướng nào.


Ex: thanh long cư ngọ: cầu tài ở phương nam. Xét thần của hào tài lâm (điều tra ở địa bàn).


Ex: hào tài ở năm, tháng, ngày, giờ đó có.



Ghi chú:


a/- Đòi nợ: nhật là tiền, thần là chủ nợ, thời là con nợ....


b/-Vay nợ: ngày dương xét nhật thượng thần, ngày âm xét thần thượng thần....


c/- Đánh bạc: xét nhật can, NTT là các con bạc, TTT là nhà cái ...etc….. cái nầy chẳng dám viết nhiều đâu ! Nếu ai bắt chước nhị tổ dùng thước bảng đến cạy miệng bẻ răng thì mình cũng nín thinh, hoặc giả như có ai tự chặt tay đến khẩn cầu thì mình bắt chước như Tổ Đạt Ma nhìn vách đá và cũng … không dám nói ! OOO




- CHUNG -







Image

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Nói dóc đừng tin (V)... Lục nhâm đại độn .. (entry thứ hai)

Rating:
Category:Other

LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN


Bạn đã học hết năm thứ tư rồi đấy, giờ chỉ còn viết luận văn, thực tập và ra trường… Thí dụ như bài luận văn của cụ Ân Quang và Thông Huyền ra đề tài như sau : “ Tìm đáp án cho một người cầu tài vào sáng ngày mậu thân- giờ tỵ- tháng 10 (mão tướng) – Không nói đến năm gì cả - Hãy cho biết người nầy có đạt được sở nguyện hay không? ” . /.



BẤM ĐỘN (10)



LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (10)


Bài giải mẫu:




(của cụ Ân Quang và Thông Huyền)








































CAN


(Mậu)


Mão


tước, một


Thìn


hạp, thai


Tỵ


Trận, vượng, lộc


Ngọ


Long,


 kiến


CHI


(Thân)


Lỗ


Dần


Xà, t.sinh,


Thiên mã


Ngày: mậu thân


Giờ :tỵ


Mùi


t.không,


 lợi


 



(huynh


 đệ)


Sửu


Q.nhân, tử


TUẦN


Mão tướng


Sơ : sửu vi huynh


Trung: hợi vi tài


Mạt: dậu vi tữ


Thân


hỗ, phúc


Du


 



hậu, hưu


TUẤN


Hợi


âm, phế


TRIỆT


Tuất


vũ, cô


TRIỆT


Dậu


thường, hùng


MẠT


(tử


tôn)


 


 


TRUNG


(thê tài)


 


 


 



*Tứ khoá :


Mão.â………... Sửu. ………..... Ngọ. â …..…. Thìn. â


Mậu……………. Mão. á.. …….. Thân. …….…. Ngọ.


(khắc) K1……….(tặc) K2……….(khắc)K3… …(khắc)K4


* Thiên bàn đã an sao:


Đem thiên can ngày xem là Mậu (ngã), so với tam truyền tìm lục thần:



- Sơ truyền: Mậu thổ, Sửu thổ : tỷ hoà vi huynh.


- Trung truyền: Mậu thổ, Hợi thuỷ : ngã khắc vi tài.


- Mạt truyền: Mậu thổ, Dậu kim : ngã khắc vi tử.


* An sao vào chòm : Quý nhân , an chi, Du đô, Lổ đô, Thiên tài, Trường sinh, Thiên mã, Tuần, Triệt.


* Vòng Thái tuế không dùng, Niên hành, Niên mệnh không dùng, Thiên hình, Địa sát, Nhật quỷ, Nguyệt tặc cũng thế. Tuy nhiên đang lúc bình thường mà gặp quẻ xấu cũng nên an vào để liệu phòng.


* Xem trong một tháng thì tên tháng là gì ( nguyệt kiến), nhìn vào cung địa bàn làm trọng. Như tháng 10 là Hợi (nguyệt kiến), lưu nguyệt ở cung Hợi địa bàn thì nhìn vào cung nầy thấy có sao Thái thường là điều mừng, dù có rắc rối gì rồi cũng qua đi, gặp việc tốt thì bốc lên mạnh vì lưu nguyệt có sao Hùng.


- Được Thanh long là hỉ sự, lợi về tử tức sinh con cái v.v… gặp Quý nhân là có bạn bè giúp sức, bề trên nâng đỡ, gặp Lục hạp thì mọi việc trôi chảy, đạt kết quả dễ dàng. Các cung can, chi , Du, Lổ, tam truyền (3 cung) cũng thế. Vậy ta xem quẻ này ý nghĩa nằm trong 7 cung (vì mạt và lưu nguyệt đồng cung). Trong quẻ, can (mậu) có “Châu tước” , “Một”. Châu tước là chim sẻ đỏ, chủ văn thư, tin tức, địa vị, khẩu thiệt …(tuỳ theo trường hợp tốt, xấu), Sao “Một” là chôn, chìm, mất….(mai một). Xét an chi có Thanh long chủ về tiền tài, hỷ sự. Phối hợp như thế thấy “Châu tước” không thành khẩu thiệt được, coi người ngoài có Thanh long vui vẻ, ứng vào người ngoài đem tin vui đến cho mình. Riêng những tin tức mà chính mình mong đợi chưa thấy tăm hơi gì vì Châu tước ngộ Một.


+Can, Du là mình (ngã). Chi và Lổ là người ngoài (nếu xem ban ngày).


+Chi, Lổ là mình (ngã). Can, Du là người ngoài (nếu xem ban đêm).


- Xét Du, mình là Du. Lổ thì phần nhiều xét đến các sao an chi của ngày (theo vòng kiến). Các sao vòng Quý nhân có ảnh hưởng đại cương tổng quát đến Du và Lổ. Vì Du và Lổ an theo thiên bàn , vòng Quý nhân cũng tính theo thiên bàn nên xem quẻ ban ngày (Mậu) thì tính quẻ nào Du cũng gặp Lổ, Lổ cũng gặp Đằng xà….


* Truyền đầu (sơ): thượng tuần tháng 10 ( Quý nhân, Tử, Tuần) : người anh em (ruột, bạn bè…) suýt gặp tai nạn nhưng thoát nguy nan, đem tiền về bình an (trong 10 ngày).

* Truyền giữa (trung): mười ngay giữa tháng 10, người “bạn quý” nầy bận công việc vợ con, tiền của chẳng tiện đem đến nên phải nhắn tin chờ ít hôm, trong khi mình nghĩ quấy (Đằng xà, quái dị…)

* Truyền cuối (mạt): hạ tuần tháng 10 ( mười ngày cuối tháng) ông ta sai đệ tử (con, cháu, học trò….) đem tiền đến cho mình (Thái thường) và số tiền không phải nhỏ (Hùng)….






HÌNH TƯỚNG THỂ LOẠI THẦN KHOÁ


CÁC SAO AN THEO THIÊN BÀN


(tiếp theo)


*******************


3) Châu tước: (hoả)


* Châu tước (chu tước) là hung tướng, đắc địa thì tốt: chủ về văn chương, ấn tín. Hãm địa thì xấu: kiện cáo tiền của, hao mất.Thần thừa của nó vượng tướng thêm hình, sát : rất xấu, dữ. Tước chiếm chuyện công . An nghịch hành gặp hình khắc nhật can thì bị cấp trên quở mắng, ngược lại thì không sao. Xem thi cử thì thần thừa của nó là tuế, nguyệt, nguyệt tướng hay tương hợp với tuế, nguyệt nhật gặp lộc mã nhật đức ở sinh địa: thi đậu cao. Nếu bị hình khắc hay lạc không vong thì không tốt, thi rớt. Nếu khoá thể truyền tốt thì thi đậu. Tước thừa hoả thần, thời (giờ) là hoả: gặp hoả tai, nếu khóa phục ngâm thần sát ẩn phục không động : tránh được.


*Châu tước thừa:


Tháng giêng (1) Tước thừa tỵ, (2) -> thìn, (3)-> ngọ, (4) ->mùi, (5) -> mão, (6) -> dần, (7) -> thân, (8) -> dậu , (9) -> sửu, (10) -> tí, (11)-> tuất , chạp -> hợi : già hàm lão khẩu (mở miệng) : cải vả, thị phi.


*Châu tước lâm:


- Tước lâm tí: (tổn vũ) : thi rớt, kiện cáo không sao.


- Tước lâm sửu: (yểm mục) : động tỉnh tốt, không lo tai tiếng.


- Tước -> dần, mão: (an sào) : giấy tờ chậm chạp, không lo tai tiếng.


- Tước -> ngọ: (hàm phù): tai dị, kiện cáo, thi đổ cao.


- Tước ->mùi: (lâm phần) : không nên nạp đơn trạng.


- Tước -> hợi; (nhập thuỷ) : mất của.


- Tước -> dậu: (dự thao) : tai hoạ cửa quan, đau ốm.


- Tước -> tỵ: (trú tướng) : kiện cáo thị phi, rất xấu.


* Thần: đàn bà điên, tiểu nhân, chim sẻ đỏ, lông chim, giấy đơn từ, ngựa, quả trái, vỏ, bệnh ở ngực, sình bụng, mửa máu, màu đỏ, số 9.



4) Lục hợp: (mộc) Lục hợp (hạp) là cát tướng, đắc địa: hợp, hôn nhân, tin tức, giao dịch …rất tốt. Hãm địa: giả dối, ám muội, thầm kín…


* Lục hợp thừa:


- Lục hợp an thuận thừa vượng tướng truyền đầu : tin vui, hôn nhân, sinh nở, nếu thần thừa hưu tù hình khắc nhật can: hao tài, miệng tiếng thị phi, hồn ma người chết quấy nhiểu.


- Lục hợp thừa dậu tuất : nô bộc bỏ đi, vật mất khó tìm.


- 6 Hợp gặp Hậu nhập truyền: đề phòng bất chính.


- 6 Hợp thừa thân dậu : nội chiến, anh em cải vả.


- 6 Hợp thừa tứ mộ (thìn tuất sửu mùi): ngoại chiến mật đàm.


- 6 Hợp thừa tứ bại (tí ngọ mão dậu) : bất cập xấu xa.


*Lục hợp lâm:


- 6 Hợp lâm tỵ: (bất hoà); chuyện hư.


- 6 Hợp lâm hợi (đả mệnh) : chuyện nên.


- 6 Hợp -> tí (phản mục) : phu thê bất hoà..


- 6 Hợi -> dậu ( tư thoán) : thông dâm.


- 6 Hợp -> dần thân: (kết phát) : hôn nhân tốt.


- 6 Hợp -> mùi sửu: ( nạp thái) sắp xong.


- 6 Hợp -> thìn tuất (vi lễ) : vô lễ mang hoạ.


* Thần: con cháu, bạn bè, mối mai, thợ khéo, pháp sư, phù thuỷ, trúc, cây, muối, lúa, thỏ, đau bụng, màu xanh số 6.





(còn tiếp)






LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (14)



(tiếp theo)



5)- Câu trận: (thổ)


* Câu trận là hung tướng, chủ về tranh tụng, hài lòng, đấu trí, vượng tốt, suy hung.


- Kiện cáo Trận khắc nhật : oan ức không bày tỏ được.


- Nhật khắc Trận: thắng kiện .


- Âm thần của Câu trận thừa xà tước sát nhật can càng xấu.


- Trận khắc nhật mà âm thần của nó thừa Quý nhân sinh nhật thì xấu biến thành tốt (nhưng niên hành không lạc không vong).


- Trận khắc nhật mà âm thần của nó thừa Quý nhân sinh nhật thì xấu biến thành tốt (nhưng niên hành không lạc không vong).


- Trận khắc nhật bắt ăn cướp được, thần của nó thừa khắc thần do Huyền vũ (Huyền võ) cũng bắt được. Địa nó tới khắc địa của Huyền vũ tới: cướp tự nộp mình (thí dụ Huyền vũ tới thân dậu, Câu trận tới tỵ ngọ).


- Coi về mồ mả (can), nhà cửa (chi): Trận vượng tướng thì gia trạch mồ mả yên, hưu tù hình khắc thì trạch mộ không yên bị đào xới.


- Trận thừa tứ mộ (thìn tuất sửu mùi) là giao hội, tai hoạ liên miên.


- Tháng giêng mà thừa tỵ nghịch hành thì đau ốm tàn tật.


- Trận có hình sát thì tai họa thấy liền.


* Câu trận lâm:


- Trận lâm tỵ : (phong ấn) quan lại vinh thông, dân bị xấu.


- Trận -> tí: ( trầm kích) : bị ám hại ngầm.


- Trận -> sửu : (thọ qua) : bị mưu sát ngầm.


- Trận -> dần: (tạo tự): nên nộp đơn thỉnh nguyện.


- Trận -> mão: (lâm môn): gia đạo bất hoà.


- Trận -> dậu : (phi phận) : có tránh phạt.


- Trận -> ngọ: (phần phục) : bị người níu kéo.


- Trận -> hợi : (kiển thường): quít làm cam chịu.


- Trận -> thân : (xu hộ): liên lụy



* Thần : tướng quân, binh sĩ, đạo tặc có vũ khí, đàn bà xấu, tiểu nhân, nghèo đói, ruộng lúa, rồng , vòi nước, đau tỳ vị, vàng , số 5.



6)- Thanh long: (mộc)


* Thanh long là cát tướng, đắc địa thì giàu, hãm địa thì hao tốn.


- Xem chuyện công: hỉ thần, thần của nó thừa hình sát lại nậhp truyền khắc nhật : xấu.


- Xem thai sản hôn nhân thì Thanh long (trai), Thuần hậu (gái).


- Cầu tài Long thừa hoặc lâm vượng tướng sinh nhật thần, hợp với nhật thần thì rất hay, nhưng cần nhập ở truyền hay ở với nhật thần. Nếu không thì Thanh long không có hiệu lực.


- Xem hôn nhân , thai sản, cầu tài : cần thần nó thừa sinh ở bổn mạng chủ về tấn tài, khắc bổn mạng là thối tài.


- Xem bắt trộm rất kỵ nhập truyền vì rồng chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi!


- Xem người đi xa thì lưu lạc tha phương cầu thực


- Xem bệnh thì do tửu sắc mà ra.


- Xem quan chức : văn (Thanh long), võ (Thái thường) sinh nhật can thì tốt, ngược lại thì xấu. Nếu có Thái tuế thì bị thuyên chuyển, có sát ở nhập truyền thì trong vui có lộn xộn.


- Các tháng mạnh thừa dần, trọng thừa dậu, quý thừa tuất là Long khai nhãn (rồng mở mắt): tiêu tai giáng kiết tường phước đức.


- Long mùa xuân ở sửu, hạ ở dần , thu thìn, đông tỵ là Long an: tai hoạ đổ ập đến thình lình.


*Long lâm:


- Long lâm tí: (nhập hải) : hạnh phúc rất vui vẻ.


- Long -> sửu: (bàn long) : chưa toại ý.


- Long -> dần : (thừa long): mua bán lãi to.


- Long -> mão: (khu lôi): làm ăn kết phát.


- Long -> thìn: (yểm mục): lo lắng thình lình.


- Long -> tỵ : (phi thiên) : vui vẻ nhiều bề.


- Long -> ngọ: (thiêu thân) : lo lắng bồn chồn bất thường.


- Long -> mùi: (vô lân) : tai hoạ đến.


- Long -> thân : (chiết giác) : bạn kiện cáo.


- Long -> dậu : (phục long): an phận


- Long -> tuất : (đăng khôi): tiểu nhân tranh của.


- Long -> hợi : (dạ quang): vui đặc biệt.



* Thần: Quý quan, nhà giàu điền chủ, chồng, rồng, cọp beo chồn, mưa, bệnh gan, bệnh tiêu chảy, màu xanh , số 7.


LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (15)



(tiếp theo)



Thưa các bạn ! Hôm nay chúng ta tạm giải lao ngưng một bữa ! Học Lục nhâm cũng như tất cả các môn học khác, muốn đạt yêu cầu thì cần phải có thời gian văn ôn võ luyện vì đa số chúng ta chưa phải là trạng hay thánh sống !


Chúng ta học lục nhâm là dùng để bổ túc cho tử vi hoặc ngược lại. Hai môn này có những điểm giống nhau là dùng để tiên đoán công việc trong đời người. Chỉ có điểm khác biệt là tử vi an theo 60 năm còn lục nhâm an theo 60 ngày. Do đó số quẻ xem lục nhâm ít hơn (720 quẻ), còn tử vi thì rất chi tiết nhiều hơn (trên 40.000 quẻ !).


Bạn nào đã giỏi về tử vi thì rất dễ dàng học qua lục nhâm, xem như ôn sơ lược lại bài cũ mà thôi, cơ bản trong lục nhâm là tứ khoá, tam truyền, các sao cũng ít, không quá rườm rà như tử vi. Tôi đã bỏ bớt các sao thể loại thần kỳ chí quái, không thể nào tin tưởng được (Cửu thiên Huyền nữ, La sát Nương nương…..), phần lớn các cách an sao là theo truyền thống (của các cụ), các sách mới xuất bản từ thập niên 60 trở về đây (ở trong và ngoài nước) thì chưa thể tin, các cụ xem là man thư (sách dõm), một số sách mới có cách an sao và giải thích trái ngược với các sách thế kỷ trước của các cụ (so với trước 1945).


Như vậy, nếu so sánh nội dung các sách cũ và mới, cũng như các kinh nghiệm của các cụ thì xác suất tin cậy việc tiên đoán là bao nhiêu ? Ngoại tôi lúc trước đã nói : “Chỉ 39% là quá hay ! Học kinh dịch, âm dương, ngũ hành … là tìm đạo lý của Thánh hiền để đối nhân xử thế, còn học để làm thầy bói thì đừng có tham gia quốc sự, tai họa sẽ rơi vào mình trước tiên vì dám tiết lộ thiên cơ …. Ông thầy nào may mắn đạt trên tỷ lệ 39% này thì rất hiếm như chó ngáp phải ruồi ! ”.


Riêng Phantran trước kia có may mắn “tham gia” các môn này, nhưng chủ yếu là vui hay nói đúng hơn là hiếu kỳ nên tò mò … dần dần có nhập tâm nhưng “quyết tâm” không làm thầy bói xem tướng, xem tay, xem tuổi, an sao, bấm quẻ cho ai cả vì chính mình còn làm công chức (tham gia quốc sự ... ...hihihi…), Phantran mạn phép các bạn bày tỏ như trên và “vô hạn khủng cụ kích thiết chi chí ” khép nép sợ sệt khi viết bài vào entry này … Kính mong các bạn soi xét và lượng thứ !


LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (16)


(tiếp theo)



7)-Thiên không: (thổ)


Thiên không là hung tướng, tai họa, giả dối, lừa lọc.


* Thiên không thừa:


- Truyền đầu và cuối thừa Thiên không: kiện cáo xong, cầu tài rất kỵ.


- Xem hôn nhân Thiên không ở sơ truyền hay nhật thần thì nhà đó cô quả hay tổ nghiệp điêu linh.


- Xem nô tỳ thì thần mà Thiên không thừa sinh hợp với nhật thì tốt, ngược lại thì phản chủ. Nếu thần bị thừa (nghĩa là vị trí chi của 4K ở thiên bàn) là thìn tuất là hạng tôi tớ bất lương.


- Xem thi cử thì lâm sơ truyền thì tốt (vì Thiên không là thần dâng sách: Tấu thư ).


- Nhờ người lo liệu : sơ truyền Thiên không hay 4K nhập truyền đề phòng bị lừa gạt.


- Thiên không thừa tứ mộ là bị bế (đóng): chuyện nhỏ mà nên, chuyện lớn lại hư.


- Nếu thần bị thừa vượng tướng tương sinh Quý nhân an thuận thì tôi tớ trung thành, thần bị thừa là nhật tài với hỷ thần thì cầu tài phải nhờ tiểu nhân hay thầy tu giúp đỡ mà của có được là do lường gạt.


- Thiên không thừa độn can nhâm quý (như Tuần giáp tý thân dậu, - Tuần giáp tuất thìn ngọ mùi) gọi là Thiên không hạ lệ: có chết chóc.


* Thiên không lâm:


- Thiên không lâm Tí: (phục thất) : trăm chuyện lo.


- Thiên không ->Tuất: (cư gia) : tính không ra.


- Thiên không -> Sửu: (thi trắc): quan tiến cử, dân bị gạt.


- Thiên không -> Mùi: ( xu tiến) : có tiền do gạt.


- Thiên không -> Tỵ: (thủ nhục) : mưu sự tốt, tiêu chảy.


- Thiên không ->Dần : ( hạ chế): thị phi.


- Thiên không -> Ngọ: (Thực tại ) và Thân: (cổ thiết): giả dối.


- Thiên không -> Thìn: (tứ ác) : bị hiếp đáp.


- Thiên không -> Dậu: (giả thuyết) và Hợi: (vu tù): mưu kẻ gian.


- Thiên không -> Mão: (thừa vũ): bị đe doạ.


*Thần: nô tỳ, đàn bà xấu, ngũ cốc, cho sói, vật kim loại rỗng, khí hư, con ngươi (mắt), tiêu chảy, màu đỏ, số 5.



8)- Bạch hổ: (kim)


Bạch hổ là hung tướng, đao kiếm, đổ máu, chết chóc, đau ốm, thêm hình sát thì tai hoạ đến ngay. Hổ tướng quyền uy thì làm việc lớn rất hay, ở sơ truyền hay nhập truyền thì lập công lớn ngay, quan tước cần Hổ thêm ngày giờ hình sát thì phát nhanh.


* Hổ thừa:


- Xem bệnh tật kỵ gặp Hổ, thần bị thừa của Hổ khắc nhật hoặc âm thần của Hổ khắc nhật thần, niên mệnh xấu, Hổ lâm không vong hay gia nhật đức thì có thể xấu thành tốt (trừ khi nhiều hung sát).


- Xem chuyện công kỵ Xà Hổ khắc nhật.


- Xem gia trạch thì Hổ ở nơi nào thì phong thuỷ nơi đó có đình miếu hay sơn thạch.


- Xem người đi thì Hổ ở sơ: đến ngay; ở trung : còn giữa đồng; ở mạt: không đến.


- Hổ gặp Tang, Khách: có tang phục.


- Xem thiên thời: Hổ ở sơ: có gió lớn.


- Hổ ngưỡng thị: tai hoạ đổ ập đến (thừa dần, tỵ, hợi).


- Hổ tào càm : thừa tỵ, ngọ: tai họa liên dẫn.


* -Hổ lâm:


- Hổ lâm tí hợi : (nịch thuỷ) : trở ngại


- Hổ -> dần : (đăng sơn): quan kém , dân hay.


- Hổ -> tỵ, ngọ : ( phần thân) : tai hoạ tiêu diệt.


- Hổ -> tuất : ( lạc tỉnh): chuyển họa thành phúc.


- Hổ -> mão, dậu : ( lâm môn): hao người.


- Hổ -> thân: ( hàm động): có tin vui.


- Hổ -> sửu, mùi: ( tại dã): gia súc hao hụt.


- Hổ -> thìn : (sát nhân): tù tội.


* -Thần : người bệnh, đường xá, lúa mạch, khỉ vượn, cọp beo, đồ kim khí, lo lắng, buồn phiền, số 7.


Image


LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (17)


(tiếp theo)



9)-Thái thường: (thổ)


Thái thường là cát tướng, chủ về ăn tiệc, áo mão xiêm y, văn chương.


* Thừa:


- Xem công danh thì sơ truyền có Thái thường gặp Thiên mã : toại ý, trung truyền là Khôi (tuất) thừa Thái thường : 02 lần được phong .


- Sơ truyền Thái thường + nhật thần : chuyện vui. Thần mà nó thừa vượng tướng, tương sinh với nhật: quan lại thăng chức, người thường có chuyện vui, ngược lại không ổn.


- Thái thường bị bác trăm chuyện tiêu hao.


- Thái thường thừa thần: xuân hạ ->dậu, thu -> mão, đông -> tỵ .


* Lâm :


- Thái thường lâm tí: (hà lượng): do ăn uống mà bị phạt.


- Thái thường -> dần : (trắc mục): có nịnh hót.


- Thái thường -> mão: (di quan): hao tốn tài vật.


- Thái thường -> tuất: (nghịch mạng): trên dưới thông hoà.


- Thái thường ->thân: (hàm bôi) và sửu (Châu tước): thăng quan tấn chức.


- Thái thường -> tỵ (trù ấn) và mùi (phụng tướng): có chuyện vui


- Thái thường -> ngọ: (thừa thiên): có tin tức, giấy tờ, thư từ.


- Thái thường -> thìn : (bội ấn) : quan kiết dân hung.


- Thái thường -> hợi: (truân chuyên) : trên vui dưới oán.


- Thái thường -> dậu: (lập khoán) : chuyện có tranh chấp.


* Thần : võ quan, ăn nhậu, áo mão, gai góc, nhạn, dê, đau tay chân, màu vàng, số 8.



BẤM ĐỘN (18)





LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN (18)


(tiếp theo)



10)-Huyền vũ: (thủy)


Huyền vũ (huyền võ) là hung tướng, trộm cắp, bỏ trốn, ám muội, mất mát. Xem trộm cướp (đạo tặc) thì Huyền vũ là chủ chốt, âm thần của Vũ là đạo thần, âm thần trên dưới tỵ hoà thì đoán là chỗ ẩn nấp. trên dưới khắc nhau thì xét âm thần của đạo thần.


* Thừa:


Thần do đạo thần sinh là chỗ giấu đồ trộm cướp.


Âm dương thần của Vũ (dương thần là thần mà Huyền vũ thừa) tương sinh với âm thần của đạo thần hay được thần thừa cát tướng thì khó bắt được. Nếu ba cái này khắc nhau hay đạo thần thừa hung tướng thì bại lộ.


Vũ ở nhật thần: phòng trộm cướp hại ngầm.


Vũ có nhật đức lại ở đạo thần : của mất tìm lại được.


Khoá Ngang tinh (sao Mão) Vũ lâm dần mão: mất mát của đã giấu, quan lại phòng tù vượt ngục.


Vũ thừa thìn tuất sửu mùi (hoành tiệt) : phòng bị trộm.


* Lâm :


- Vũ lâm tí: (phát tán): mất đồ .


- Vũ -> sửu : (thăng đường): bị gạt


- Vũ -> dần: (nhập lâm): an cư lạc nghiệp


- Vũ -> thìn: (thất lộ): vào tù lãnh án.


- Vũ -> mão: (khung lộ) : bất lợi


- Vũ -> tỵ (phản cố): trăm việc đều thông.


- Vũ -> mùi: (nhập thành): bất trắc.


- Vũ -> ngọ: (triệt lộ) : nên xa lánh ác ý.


- Vũ -> dậu: ( bạt kiếm): nên xa lánh ác ý (giống ở ngọ)


- Vũ -> thân: ( chiết túc): bắt được trộm.


- Vũ -> tuất: ( tào tù): bắt được trộm (giống ở thân).


- Vũ -> hợi: (phục tàng) : có thay đổi.


* Thần :


Đạo tặc, gian tà, du côn , đậu, heo, đau thận, băng huyết, màu tối , số 4.


11) Thái âm: (kim)


Thái âm thuộc cát tướng, đắc: ngay thẳng vô tư, hãm: gian tà, vô liêm sĩ, ám muội.


* Thừa:


- Thái âm nhập truyền hay lâm nhật thần: khó bắt trộm.


- Xem nhà cửa mồ mả âm nhập truyền là chỗ có đền chùa cảnh đẹp.


- Xem hôn nhân: lâm nhật thần thừa dậu, hợi, mùi phát dụng ( sơ truyền là người nữ bất chính).


- Thái âm lâm nhật bản (trường sinh của nhật) khắc nhật : dâm loạn.


- Xem hình sự Thái âm nhập truyền và trường sinh nhật : nên tự thú.


- Thừa thân dậu (bạt kiếm) : phòng ám hại.


*Lâm :


- Thái âm lâm tí: (thuỳ liêm nhiếp chính): bị vợ khi dễ.


- Thái âm -> sửu: (thủ cục) trên dưới u ám


- Thái âm -> dần : (trật túc): phòng tiền bạc, có tin tức


- Thái âm -> ngọ : (thoát cân) phòng tiền bạc, có tin tức (như ở dần)


- Thái âm -> thìn: (tài truân) : bắt bớ, kiện cáo.


- Thái âm -> hợi : (bị sát) : bị ám hại.


- Thái âm -> mão: (loã hình) : trộm cướp, khẩu thiệt, lo lắng.


- Thái âm -> tỵ: (hữu chẩn) : trộm cướp, khẩu thiệt, lo lắng ( như mão)


- Thái âm -> dậu : (bế lộ) : gia đình an vui.


- Thái âm -> mùi: (quan thủ): gia đình an vui ( như tại dậu)


- Thái âm -> mão (vi hành) : gặp may.


- Thái âm -> thân : (chấp chánh): gặp may (như tại mão)


*Thần: anh chị em, lúa, tiểu mạch, gà, đau phổi, lao tổn, màu trắng, số 6.


12) Thiên hậu : ( thuỷ)


Thiên hậu là cát tướng, đắc địa : cao quý. Hãm địa: gian tà, dâm loạn, ám muội, che đậy.


*Thừa:


- Thiên hậu thừa Thái tuế lẫn nhật can chủ về đại xá. Khoá thể là tam quan tam dương thì càng chính xác ; thần mà nó thừa gặp hạ tặc: tiểu nhân đắc chí.


- Xem hôn nhân : Thiên hậu tương sinh hợp với nhật can: thành tựu, ngược lại thì hỏng.


- Thiên hậu khắc nhật can: gái muốn mà trai không ưa, nhật can khắc Thiên hậu: trai muốn mà gái không thích, nếu khoá thể tốt: đầu trở ngại, sau nên.


- Thiên hậu gặp dịch mã (thiên mã) trên bổn mạng có giải thần : ly hôn. - Âm thần của Thiên hậu thừa Huyền vũ ám muội không rõ ràng, thừa Bạch hổ : thê thiếp bị nạn.


- Thiên hậu thừa Thiên la (thìn) lâm hành minh.


- Thiên hậu ngày âm thưa thân, ngày dương thừa dậu: dâm loạn.


* Lâm :


- Thiên hậu lâm tý (thủ khuê), -> hợi (trị sự) : làm nghỉ thích hợp.


- Thiên hậu -> mão (lâm môn), -> dậu (ủng hộ) : gian dâm vô độ.


- Thiên hậu -> tuất ( tắc vi), -> ngọ (phục chẩn) : buồn bả, than thở.


- Thiên hậu -> tỵ (loã thể), -> thìn (huỷ trang): buồn khóc, tủi nhục.


- Thiên hậu -> dần (hướng phát), -> thân (tư duy): thoải mái an nhàn.


- Thiên hậu -> sửu (thâu khung), ->mùi: (tủi nhục): sợ hải.




BẤM ĐỘN (19)





LỤC NHÂN ĐẠI ĐỘN (19)



HÌNH TƯỚNG THỂ LOẠI THẦN KHOÁ


B-CÁC SAO AN THEO ĐỊA BÀN:



I- Chòm Thiên cương:


Chòm Thiên cương gồm 12 sao được an thuận hành trên địa bàn bắt đầu từ cung thìn, cùng hành với cung địa bàn nó đóng chúng (Ta đã xét trong Trung độn về hành của Đăng minh, Thuần hậu, Đại cát thấy khác biệt; vì đấy chỉ là “mượn” danh nghĩa của sao để gán tính chất mà thôi. Điều này cũng đã thể hiện các “hành” của sao không giống nhau khi xét sao cùng tên có “hành” dùng cho tử vi khác với “hành” dùng ở khoa địa lý phong thuỷ. Đó chính là cái rắc rối cho người mới nhập cuộc khảo sát).


1) Thiên cương:


Số 5, vị ngọt, màu vàng, sao Giác, cung Thiên Bình, vị trí đông nam Thiên Đồng, chủ tranh đấu, kiện tụng chết chóc, ruộng vườn nhà.


*Thần: sương mù, quân nhân, đồ vô lại, ông câu, tỳ, gan, vui, cổ, da dẻ, bệnh thủng, ao mương, tường vách, cá, ngủ cốc, tử thi gái.


*Tánh: Mã, Quách, Trịnh, Khưu. Long, Trần, Điền, Bàng.


2) Thái ất:


Số 4, tía, đắng, sao Dực Chẩn, cung Song Nam, vị trí đông bắc.


*Thần : móng trời, trưởng nữ, bạn bè.vợ chánh, thuật sĩ, đầu bếp, thợ, kỵ binh, yết hầu, đầu mặt, bắp vế, ruột non, bao tử, đau răng, thổ huyết, nhạc khí, hoa quả, văn học, thai nghén.


*Tánh: Trần, Thạch, Triệu, Điền, Trương, Dư, Châu (Chu), Phối, Kỷ , các họ có bộ hoả.


3) Thắng quang:


Số 9, trắng, đỏ, sao Liễu, Tinh, Trương, cung Hải Sư, chánh nam. Chủ giấy tờ, đơn từ, việc quan.


*Thần: tạnh ráo, phụ nữ, lữ khách, quân nhân, kỵ binh, bà thầy, thợ rèn, bạn bè, cung điện, thành quách, sơn lâm, điền trạch, nai tơ, gấu, đậu đỏ, đơn từ, thư tín, màu sắc, kiện tụng.


*Tánh: Tiêu, Lý, Hứa, Châu, Mã, Liễu, Bàng, họ có bộ hoả.


4) Tiểu cát:


Số 8, ngọt, vàng, sao Tỉnh, Quỷ, cung Bắc giải, tây nam thiên nam. Chủ âm nhạc, ăn nhậu, hôn nhân, tế tự.


*Thần: gió, cha mẹ, quả phụ, đạo sĩ, thợ làm nón, người quen thân, khách, cha kế, mẹ ghẻ, nghĩa tế, ông lão, tỳ vị, vai lưng, xương sống, bụng, miệng, môi, răng, thổ tả, tường vách, giếng, rượu trà, áo mão, ấn tín, thuốc uống.


*Tánh: Châu, Trần, Cao, Trương, Dương, Đỗ, Tỉnh, Ngụy, họ có bộ dương hoặc bộ thổ.


5) Truyền tông:


Số 7, cay, trắng, sao Chuỷ, Sâm, cung âm dương, tây nam.Chủ đằng xà: quái dị kinh khiếp, bệnh tật, hư hao.


*Thần: người ở xa, lính, người đưa thư, thợ kim hoàn, lái buôn, lò sát sinh, thầy thuốc, phổi gan ruột gân tim xương mạch lạc, âm thanh sức nén, trụy thai, bến xe , trạm nghỉ, khỉ đột, lụa, lông chim, thuốc men, vàng bạc, đao kiếm, đau ốm, tử thi, quan tài.


*Tánh: Viện, Quách, Phổ, Hàn, Đặng, Thân.


6) Tổng khôi:


Số 6, cay, trắng, sao Ngang , Vị, Tất, cung Kim Ngưu, chánh tây. Chủ giải thần, ban thủng, tiền bạc, thư tín, tôi tớ.


*Thần: thiếu nữ, kẻ say rượu, thợ bạc, thợ sơn, phổi, mật, ruột non, tai mắt mũi miệng, da rậm lông, máu, âm thanh, ho. Đường xá, cửa nhỏ, quán rượu, kho lẫm, gương, nữ trang châu báu, lúa nếp, gừng tỏi, chim, vịt. Thừa Xà đau mắt, ở Thiên hình bổn mạng thương tích.Vợ chồng bất hoà thừa Thuần hậu lén lút với người khác, thừa Quý nhân: được Thiên giải, thừa Câu trận: giải tán, thừa Châu tước: tranh cải, đau mắt.


*Tánh : Triệu, Kim, Nhạc, Lâu, Trịnh, Trình, Lữ, họ có bộ kim.


7) Hà khôi:


Số 5, màu vàng, sao Lâu, Khuê, cung Bạch Dương, vị trí tây bắc. Chủ lừa gạt, tôi tớ bỏ trốn, ấn chỉ (quan lại). Sơ truyền: chuyện cũ tái phát.


*Thần: mây, tôi tớ, lính, thợ săn, tu sĩ, tỳ vị, mệt, nôn, đầu gối, chân, lông ngực, thành quách, nhà tù, doanh trại, phòng tắm, chó sói, báo, ngũ cốc, gai đậu, tớ trai, ấn chỉ, cày, binh khí, ổ khoá.


Thừa Hổ khắc nhật: trộm cướp, thừa Vũ: ăn xin, thừa Tước: quan lại, thừa Thiên hậu: nhà giàu, thừa Thiên không: đi đứng khó khăn.


*Tánh: Vỹ, Lỗ, Từ, Lâm , họ có bộ thổ hoặc bộ túc.


8) Đăng minh:


Số 4, màu sẩm. sao Thất, Bích, cung song ngư, tây bắc .Chủ riêng tư, dơ bẩn.


Thừa hung tướng : kiện cáo, bắt bớ, chìm đắm, Xem ngày tỵ dậu sửu: mất đồ. Thừa Vũ : dân trộm cắp, thừa Quý nhân: được tiến cử hoặc nhà cửa, thừa Thanh long: nhà lầu, thừa lục hợp: nhà trệt, thân tuất: nhà vệ sinh,thừa Câu trận: nhà tù, bến đò, úa vàng, gấu, hoa mai, trái bần.


*Thần: mùa, cháu, thuyền bè, con gái, tóc, thận, điên loạn, tiêu chảy.


*Tánh: Dương, Châu, Lỗ, Vu, Nhiệm, Quý, Đặng, Phạm, Phan, họ có bộ thuỷ.


9) Thuần hậu:


Số 9, mặn, đen, sao Nữ, Hư, Nguy. Cung Bảo Bình, chánh bắc. Chủ về đàn bà con gái, ám muội.


*Thần: mây mưa, vợ, con gái, ngư phủ, dâm nữ, vú nuôi, đồ tể, thắt lưng, kinh nguyệt, đau thận, tiêu chảy, thai nghén, dâm loạn.


*Tánh: Tôn, Tề, Tạ, Lâm, Khương, Khổng, Trần, Nguyễn.


10) Đại cát:


Số 8, ngọt, vàng, sao Đẩu Ngưu, cung Ma Yết, vị trí bắc thiên đông, Chủ điền trạch, vườn cây, đấu tranh, tiền bạc, yến tiệc.


*Thần: mưa, tăng ni, người hiền, lữ khách, quan quân, thầy bói, nông phu, tỳ thận ruột non bụng chân vai tay lưng, râu tóc, đau mắt, đau bụng, suyển, mồ mả, ruộng đồng, kho lẫm, nhà bếp.


*Tánh: Trần, Điền, Tôn, Ngô, Triệu, Dương, Đỗ, Đồng, Nông, Hoàng (Huỳnh).


11) Công tào:


Số 7, chua, xanh biếc, sao Vĩ Cơ. Cung Thiên Mã, đông bắc. Chủ về đồ mộc, giấy tờ, hôn nhân, của cải, quan lại.


*Thần: gió, tân khách, nghĩa tế, gia trưởng, gan mật tay chân tóc miệng mắt, đau mắt, đau gan, bao tử, đường xá, chùa chiền, vườn cây, thư phòng, quán rượu, hoa cỏ, bình phong, quan quách, đồ mộc, thư từ, yết kiến, tiến cử, mèo, beo.


*Tánh: Hàn, Tăng, Lâm, Đỗ, Trình, Châu.


12) Thái xung:


Số 6, vị chua, xanh, sao Đê, Tâm. Cung Thiên Yết, chánh đông. Chủ về thuyền xe, trạm nghỉ, vườn cây.


*Thần: sấm sét, trưởng nam, trộm cắp, gan, ruột già, tay lưng, gân, bệnh kinh niên, ao hồ, rừng già, rừng tre, thuyền xe, cửa sổ, thang, giá treo áo, vườn cây, cửa , quan tài, lược, giường, ống tiêu ống sáo, dao, lúa, chồn, dễ chịu.


*Tánh : Châu, Hồng, Lỗ, Lư, Lưu,Tống, Lôi, Liễu, Chung.


(còn tiếp)



********************************


Viết đến đây cảm thấy buồn cười…. Ông Tàu tìm ra được họ người đóng trên địa bàn từ thời Thương đến thời Tống theo các hướng đã kể, cũng rất đúng vì vào thời đó họ thành lập các gia trang lớn, cả họ đều ở chung với nhau hàng chục thế hệ, được triều đình công nhận chế độ tự vệ võ trang …. thời nay đã phát tán khắp năm châu lục còn tìm đâu ra manh mối …. Chưa kể là nếu là họ của người Âu Mỹ chẳng hạn thì sử dụng họ có bộ nào đây nhỉ ? Ông Nixon đã có tên Trung Hoa là Ni Khắc Sâm, Ni Khắc Tùng, ĐS Mỹ ở SG trước 1963 có tên là Cao Bảo Lộc đều là do báo chí tự đặt cho… nhưng các “ông Tây” này làm gì có họ “Ni” họ “Cao” nào đâu ? Phantran chép lại cho các bạn làm trò vui mà thôi !


CHƯƠNG III-

QUỶ NHẬP TRUYỀN - MỘ NHẬP TRUYỀN


******************************************


1) Quỷ: (quan quỷ)


Trong truyền có nhiều quỷ thì không hay, có nhiều chuyện lo. Quỷ nhập truyền mà nhật can vượng tướng và trên mệnh có hào tử tôn thì không xấu.


Ex 1: Xem đau ốm kiện cáo rất kỵ quỷ nhập truyền hay lâm nhật, thấy hào tử tôn thì đỡ lo.


Ex 2: Xem trộm cướp : quỷ nhập truyền có xung hay tương tự đạo thần: trộm tự đầu thú. Gặp không vong thì trộm đã tẩu thoát không bắt được.


-Ở trên can quỷ phát dụng (sơ): chuyện nhiều lo lắng, có thêm đức, hợp: hy vọng có người giúp.


-Truyền có quỷ + hợp lại khắc nhật thượng thần (NTT) : chuyện lôi thôi, lui tới nhiều lần mà rốt cuộc chẳng nên.


-Quỷ nên xung, bại, không nên sinh vượng. Phát dụng là quỷ lại để chỗ khắc nhật


Ex 3: Ngày canh thìn, phát dụng là ngọ gia tỵ (toả mi cách) gặp đến hay trở ngại lôi thôi, dù có gặp cát thần cũng không thể giải hết được.


-Thần thượng thần (TTT) phát dụng + quỷ mà chi thượng thần giải cứu chuyện ngoài tới, cần người giải cứu trong nhà.


-Phát dụng + quỷ sinh mạt, mạt lại trường sinh của nhật can gọi là “quỷ thoát sinh”: trước xấu sau tốt.


-Tam truyền (3T) hợp cục, cục lại hoá quỷ , quỷ lại sinh NTT, NTT lại sinh nhật can : chủ hoá xấu thành tốt.


Ex 4: Ngày canh ngọ, NTT là thìn, tam truyền (3T) tuất ngọ dần, hoả cục là quỷ sinh NTT (thìn – thổ) lại sinh nhật can (canh- kim).


Quỷ nhập truyền mà NTT là Quý nhân + nhật đức (Thiên đức, Nguyệt đức) là “Quý nhân lâm thân” thì chế phục được quỷ.


Quan lại lấy quỷ làm quan tinh nên kỵ gặp không. Quỷ thừa Hổ mà lâm nhật hay phát dụng thì lập tức phó nhiệm liền khi; nếu đau ốm thì phải chết ngay tức khắc !



2) Mộ: (tứ mộ : thìn, tuất, sửu, mùi):


Mộ nhập truyền lâm nhật: bế tắt, trở ngại, mù mịt.


*Thìn mùi: mộ ngày, cứng, xa..- Sửu tuất : mộ đêm, mềm gần..


Mộ ngày gặp đêm: sự việc thêm tối tăm, mộ đêm gặp ban ngày xem: mọi việc thêm sáng tỏ. Phát dụng là mộ thì nhật can nên vượng tướng, nếu không, xem về bệnh tật thì đề phòng chết. Trung truyền là mộ : xem kiện cáo đề phòng bị oan, mọi chuyện không thuận, tới lui đều trở ngại. Mạt mộ: trăm chuyện đều hỏng.


Mộ gặp xung thì tốt, gặp hợp thì xấu. Nếu thượng thần của niên mệnh khắc chế được mộ cũng giải cứu được. Sơ sinh vượng, mạt mộ: trước thành sau bại. Sợ mộ mạt sinh vượng: hư rồi lại nên. Trường sinh tọa mộ là từ sống vào mộ như người bị té giếng, kêu trời không thấu.


Ex 1: Ngày giáp, hợi gia mùi thì Trường sinh ở hợi, mộ ở mùi. Do đó nếu phát dụng lâm nhật thì càng xấu, xem đau ốm e rằng đã chết, trộm cắp khó tìm lại, người đi xa chẳng về. Trường sinh thừa mộ: chuyện mới không thành, chuyện cũ tái phát.


Ex 2: Ngày giáp, mùi gia hợi: NTT là mộ gọi là “Mộ thần phú nhật”: hôn ám. Can chi thừa mộ: không được hanh thông. Can chi toạ mộ: tự mình mời tai họa đến.


Note:


* HỢP: Trong nhâm độn không xét hợp như tử vi. Hợp của nhâm độn nằm trong can, chi, tam truyền (3T): Tam hợp (3h) là tương hợp với nhật can . Lục hợp (6h) là tương hợp với nhật chi.



LNĐĐTT (21)



GIỜ - NGÀY - THÁNG


***********************


1) Giờ: (thời)


Giờ xem là tài của nhật can và vượng được cát thần lương tướng: chủ tiền bạc gấm vóc, thời là nhật mã và không gặp không vong: đi lại thuận tiện, thời là nhật quý, nhật đức, nhật lộc, tài tinh: chủ tiền bạc của người giàu sang hay nhờ người có chức quyền giúp đỡ. Nếu bị hình sát, trùng hung tướng : tranh giành tiền bạc. Truyền + Thanh long +6 h+3h Thái thường, nhật, không bị hình khắc: chức tước tăng, người được kẻ có chức tước địa vị giúp đỡ.


-Thời là 3h, 6h của nhật can là chuyện ngoài hoà hợp + tài + cát thần lương tướng: được tiền ngoài đến, gia đạo vui.


-Thời là 3h, 6h của nhật chi: chuyện trong hoà hợp, nếu hào tử + cát thần: thêm con vui vẻ. Nếu hợp +quỷ, tước, trận: bà con nghịch nhau, người có chức bị kẻ khác chống báng, tranh đoạt.


-Thời hợp với nhật can, nhật chi: trong ngoài đếu hoà hợp


-Thời lục bại của nhật can: lo ngoài, của nhật chi: lo trong.


-Thời là không vong của nhật: giả dối, đoán mò vô ích. Trong quẻ có 6h+3h, Hậu, Long, Thường: vui sướng, khó thành công. Xem bệnh thời ở không vong: mới đau thì mau lành bệnh, đau lâu e chết.


-Thời là can xung : ngoại động, chi xung: nội loạn.


-Thời là nhật hình: chuyện ra vào nhanh, là nhật phá: phá tài mất mát, nếu gia thêm cát thần, Vũ hợp nhật can thì tài mất tìm được.


-Thời là nhật phá + hung thần ác sát: chi của Vũ khắc hào tài thì mất khó tìm, chi đó là quỷ + vượng tướng mà làm hình hại: trộm cướp đánh người.


Trận bị Vũ chế phục thì người bắt trộm bị thương. Xem ban ngày mà được giờ ban đêm thì chuyện mờ ám, bệnh rất nặng, thưa kiện rấr xấu. Đêm xem mà được giờ ban ngày: hy vọng sáng sủa.


2) Nguyệt tướng:


Là trị sự môn, lấy nguyệt tướng thêm thời mà xét: tướng vào truyền: làm phước chẳng ít + cát thần: tốt. Gặp hung thần: bớt xấu, gặp không vong cũng không sao (vô sự).


3) Nhật thần:


-Nhật can là ngoại sự môn: lấy làm người, mưu tính.


-Nhật chi là nội sự môn: lấy làm nhà , tốt, xấu, thịnh, suy.


































































TT


NỘI DUNG


CAN: chủ thể


CHI: khách thể


1


Hôn nhân


Nam


Nữ


2


Kiện tụng


Nguyên đơn


Bị cáo


3


Tật bệnh


Người bệnh


Bệnh


4


Thai sản


Con trai


Con gái


5


Giao dịch


Người


Đồ vật


6


Phần mộ


Người sống


Mồ mả


7


Nô bộc


Chủ


Tớ


8


Xuất hành


Bộ


Thuỷ


9


Mưu vọng


Mình


Người mình cần


10


Giao chiến


Ta


Địch


11


Động tỉnh


Động


Tỉnh


-NTT sinh nhật : tốt, NTT khắc nhật : xấu, quỷ phá.


-Nhật sinh NTT: hao tài, nhật khắc NTT; trở ngại, đè nén.


-NTT sinh thần hay thần thượng thần (TTT) thoát nhật: người mất, tài sản hao tốn (ghi chú : Thoát = tiết khí). Ex: Canh (kim) sinh Tí (thuỷ) thì tí làm tiết khí của canh , Còn đọc cách khác lá “Tí thoát canh kim”.


-NTT là đế vượng của thần hay TTT là đế vượng của nhật: tỉnh tốt, động xấu.


-Nhật gia NT bị nhật khắc, nhật gia thần thượng lại khắc thần: vận mệnh khốn đốn. Nhật gia thượng thần lại sinah thần chủ ngượi suy, thần gia nhật thượng lại thoát nhật: thân nhược.


-NTT là dịch mã thăng quan , TTT là dịch mã: gia trạch di động. NTT bị thần sinh : người bao dung mình (che chở, tha thứ…) , thần gia nhật thượng lại sinh nhật được người ch cấp.


-NTT là nhật lộc: ngày sau nổi tiếng. TTT là nhật lộc : khuất phục người khác. N, TTT là 6h : hợp tác thành tựu, xem tật bệnh kiện tụng thì xấu. N,T đều ở mộ hay thừa mộ: bế tắt không thông.


-N,thần thượng đều thấy bại khí (mộc dục) người ốm yếu, nhà dột, Tuyệt: kết thúc chuyện.


-Nhật khoá không đủ: tâm ý bất mãn, thần khoá không đủ: gia trạch không yên.


-NT, TT thấy mão dậu: trở ngại không thông, thìn tuất (không, lạc) bị thương tích.


BẤM ĐỘN (22)




TAM TRUYỀN

*****************************



1) Sơ truyền:


* Ở K1 và K2 chủ chuyện ngoài, K3 và K4 chuyện trong,.


- K2 , Quý nhân (QN) an thuận: sơ truyền (ST) trước QN : ứng nhanh


- K3 K4, QN an nghịch: ST sau QN: ứng chậm, xảo ngộ.


- ST khắc: ngoài tốt, nam lợi, nữ không lợi, lợi trước không lợi sau.


- ST tặc: lo trong, ngược lại với khắc, nội chiến, sắp thành mà hư


- ST là trường sinh của nhật can: mưu sự thuận lợi


- ST gặp bại hay tử: huỷ hoại, bất thành.


- ST là nhật thần, TT hình xung phá hại: trở ngại, gặp không vong: không thực, buồn vu vơ.


- ST khắc nhật: tâm thân không an, khắc thần: gia trạch lộn xộn, khắc thời: tai biến không ngờ, khắc mạt: có đầu không đuôi, khắc mệnh và TT tài vận không thông, khắc niên hành và TT sự tình trái ngược, gặp hưu: đau ốm, tù: hình phạt.


- ST thừa cát tướng lại cùng loại với ST (QN thừa sửu, long thừa dần) vui được thêm. ST thừa hung tướng lại cùng loại với ST (thân thừa Hổ, tỵ thừa xà) : hung trung bất hung. ST là Thái tuế, TT và NT thấy nhật nguyệt nên cấp tốc kết liễu.


2) Trung truyền:


- ST tốt , TTxấu: trước tốt sau xấu.


- ST xấu TT tốt: (ngược lại)


- ST tiến đến TT Gọi là “mẫu tryền tử”: thuận.( Ngược lại nghịch).


- TT là quỷ: chuyện hư


- TTlà mộ: chuyện dừng lại


- TT là hại: nhiều trở ngại.


- TT là phá: giữa chừng dang dở.


- TT là không; không thành.


3) Mạt truyền:


- ST và TT tốt, MT tốt: chuyện cuối cùng rồi cũng nên hoặc trái lại. ST là tặc , MT chế được tặc: biến xấu thành tốt


- MT khắc ST là chung khắc thuỷ, đi xa ngàn dặm bình an, lành bệnh, tai hoạ hết, nếu có thêm phá hại thì có trở ngại, xấu và tốt đều không thành, gặp không vong là không kết quả.


- ST xấu, TTvà MT tốt: có thể giải cứu được, STM cũng thế, 3T mà xấu niên hành tốt thì có thể giải được, nếu cùng xấu thì hết đường giải cứu.

- ST là trường sinh của nhật, MT là mộ khố của nhật: có đầu không đuôi, ngược lại trước khó sau dễ.



BẤM ĐỘN (23)



 

THẦN TƯỚNG CỦA TAM TRUYỀN


- Tướng khắc thần: ngoại chiến, trong xấu có thể ứng cứu.


- Thần khắc tướng: nội chiến, trong tốt có xấu.


- 3T đều không: chuyện xem không thực.


- 3T từ trên can phát dụng rồi truyền về trên chi: chủ mình đi cầu người khác lo dùm. Nếu ngược lại người ta đang cầu mình. Truyền tốt thần tốt việc thành, truyền xấu thần xấu việc hư.


- 3T chẳng rời can chi: cầu vật tính chuyện được, hành nhân (người đi xa) đã về, trộm chưa ra xa bắt lại được. 3T chẳng rời 4K chuyện mưu tính được, kỵ xem bệnh hoạn, thai sản, kiện thưa. 3T rời nhật chuyện khó thành nhưng xem về bệnh hoạn , kiện tụng, tai hoạ thì lui được.


- 3T sinh nhật: chuyện nên, khắc nhật : chuyện hư. Can khắc ST, ST khắc TT, TT khắc MT thì tốt, cầu tài đại hoạch.


- 3T, nhật thần toàn phùng: nếu tặc thì hoàn toàn không có hoà khí, thất kiện, bệnh chết, bị nhục.


- 3T, NT, 3h thay nhau níu kéo: dây dưa khó xong.


- 3T, NT, 3h toàn thoát, toàn sinh, toàn quỷ, toàn tài, toàn huynh thì phải xem thêm tướng tốt xấu, ngũ hành chế hoá ra sao? Ex: toàn quỷ là xấu, nếu niên mệnh, nhật, thần đều có hào tử thì chế quỷ được. Do đó thoát khí cần gặp phụ mẫu, Toàn sinh thì chớ thấy tài.


- 3T, nhật, thần trên dưới đều hợp khẩu thì chẳng nên vọng động, được nhật, nguyệt, xung, phá mới có thể nên chuyện, lại nên xem 3T xấu tốt ra sao, nếu tốt thì nên hợp, không nên phá xung, nếu xấu gặp xung phá thì giải cách cái xấu đi.



NIÊN MỆNH


- Là can chi của TUỔI người xem. Xem việc cá nhân phải xem niên mệnh mới khỏi lầm lẫn. Ex: Truyền là tài thì tốt nếu niên mệnh là quan thì lại là xấu. Quỷ là xấu , niên mệnh là tử lại là tốt.


-Niên mệnh ở sinh vượng tốt, sinh hợp hay tỵ hoà với NTT và ST là tốt, hình xung phá hại với NT và ST là xấu.


-ST tốt, nhưng nếu phá hoại niên mệnh TT thì lại là xấu và ngược lại ST tuy xấu nhưng bị niên mệnh TT khắc chế lại là tốt. Ex: ST là tài, cầu tài có lợi, nếu niên mệnh thượng thần là quan quỷ của nhật thì tài sinh, quan là thoát khí lại bị hao tổn, Lại như nhật quỷ là ST thì xem vế đau ốm thì xấu nếu sinh mệnh thượng thần là tử của nhật thì tử khắc quỷ lại hay.


- Niên mệnh thấy nhật tài thì cầu tài, thấy nhật quan thì cầu quan, thấy nguyệt tướng thì tốt nhất có thể giải mọi tai họa mang tới.


- Niên mệnh thấy mã thì lợi việc đi xa, thấy QN thì chuyện vui thành tựu, thấy Truyền tông lại có hung tướng thì đau ốm, thấy Đặng minh + hung tướng thì tai nạn sông nước, thấy Xà thì ngưng trệ, thấy Hổ + tử khắc nhật mà không có cứu trợ e chết tới nơi, thấy Hổ có sinh khí khắc mệnh là bị lao tổn.