Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Nói dóc đừng tin..(II): Một số thuật ngữ "huyền khoa" cần biết

Rating:
Category:Other

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG



Thực tình tôi không biết mình phải mở đầu như thế nào về việc này, nhưng nhiều bạn đã yêu cầu, nay tôi xin phép đề cập đến … Đã từ lâu, những đề tài nầy đã bị xỉ vả thậm tệ rất nhiều … nay tự bổng dưng “hồi sinh” và có rất nhiều người tham gia nghiên cứu, thậm chí còn in thành sách, trong đó vận dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, xây dựng, định hướng kế hoạch làm ăn với với ngoại quốc (Hoa, Hàn, Nhựt…) v.v… và được cấp có thẩm quyền cấp phép in ấn phát hành!


Hôm nay tôi sẽ tuần tự post lên để các bạn nhận xét một số hiểu biết hạn hẹp của tôi, chủ yếu là giải trí, nhập môn giản lược dễ theo dõi./.



************************


Phần I: DỊCH LÝ



Trước năm 1916, đây là một phần của toàn bộ giáo khoa mà các sĩ tử phải học chuẩn bị cho các kỳ thi do quốc gia Nam triều tổ chức, vậy thì "dịch" là gì?


“Dịch” còn được đọc là “diệc ” có nghĩa là “công việc, sự việc”. Tương truyền thời đại thượng cổ, các nhà nghiên cứu biến đổi dần dần từ Hà Đồ, Lạc Thư thành hệ thống thư truyền và soạn thành một bộ sách gọi là kinh dịch.


Các học giả như Châu Hy, Khổng Tử, Gia Cát Lượng, Trần Đoàn, Châu Bá Ôn… đều thừa nhận mình chỉ là “soạn giả” vì các dữ liệu nầy đã có sẵn từ hàng ngàn năm trước do các “Thánh Hiền” truyền đạt! Sau đây chúng ta thử tìm hiểu vấn đề này và các thuật ngữ dùng để diễn giải.


A- Tiên thiên:


I- Dương và Âm:


1/- Dương: ký hiệu: _______ là một vạch thẳng, ý nghĩa: lớn, cứng, mạnh, thống nhất, hào dương, lão dương, vật dương…..


2/- Âm : ký hiệu : ___ ___ gồm hai vạch thẳng, ý nghĩa: nhỏ, mềm, yếu, bể đôi, hào âm, lão âm, vật âm……


* Dương và âm giao nhau sinh ra vạn vật.


Càn (thiên) : gồm ba vạch liền song song (đều là hào dương)


Đoài (trạch): gồm 3 vạch song song, vạch trên cùng bị đứt


Ly (hỏa): gồm 3 vạch song song , vạch thứ hai ( hào nhị) bị đứt ( hào âm)


Chấn (lôi) : tương tự; hào 2,3 là hào âm


Tốn (phong): tương tự , hào sơ âm


Khảm (thủy): tương tự; hào sơ, hào tam âm


Cấn (sơn): tương tự; hào sơ, hào nhị âm


Khôn (địa): tương tự; ba hào đều âm


* Cách đọc để nhớ: "Càn vi Thiên, Đoài vi Trạch v.v…..".Trong đó chữ thứ nhất là tên quẻ, chữ thứ ba là tượng hình của quẻ.


II- Các loại quẻ (quái):


1/Quẻ đơn: gồm 8 quẻ (bát quái), mỗi quẻ có ba hào (hào là các vạch liền-hào dương; hoặc đứt giữa-hào âm), thứ tự đếm từ dưới lên.


Tên các quẻ thứ tự theo tiên thiên : Càn, đoài, Ly, Chấn, Tốn, khảm, Cấn, Khôn.


2/Quả kép: gồm 64 quẻ , mỗi quẻ gồm hai quẻ đơn chồng lên nhau, nếu hai quẻ chồng lên giống nhau gọi là trùng quái (quẻ thuần).


Quẻ nằm dưới gọi là nội quái, có 3 hào gồm: sơ, nhị, tam. Quả nằm trên gọi là ngoại quái cũng có 3 hào là tứ, ngủ, lục.


III- Đại ý các quẻ:


Mỗi quẻ gồm 6 hào, đếm từ dưới lên trên, mỗi hào là một ý nghĩa sự việc của triều chính, của đức tính người quân tử - hay tiểu nhân, dùng để đối nhân xử thế hoặc lập kế hoạch cho nhà nước các vương triều, do Thoán viết và Chu Hy chú giải, sau đó Đức Khổng Tử san định lại, riêng bài này chỉ là toát yếu nên soạn giả lập lại trình tự có khác đôi chút để cho các bạn dễ theo dõi và học thuộc lòng tên các quẻ.


1- Bát thuần khôn: thuận lợi, đi phía Tây Nam gặp bạn, đi phía Đông Bắc mất bạn, điều tốt.


2- Bát thuần càn: cứng, tốt, mạnh mẻ, đầy đủ, thông suốt, có lợi, trong sạch.


3- Bát thuần ly: sáng, đẹp, lệ thuộc, hanh thông, nuôi trâu cái thì tốt.


4- Bát thuần đoài: vui vẻ, hanh thông, chính thì có lợi.


5- Bát thuần tốn: vào, thuận, hanh thông, ra mắt đại nhân thì có lợi.


6- Bát thuần khảm: Kềm hảm, hiểm trở, nhưng không mất lòng tin.


7- Bát thuần chấn: chấn động, sấm nổ thời hanh thông.


8- Bát thuần cấn: ngăn cản cái đáng ngăn, ngăn cản đúng chỗ.


*Trên là tám quẻ thượng và hạ quái giống nhau. Còn lại ta đọc tượng hình quái trên (ngoại) rồi tượng hình quái dưới (nội), sau đó là tên.


9- Địa phong thăng: tiến lên, hanh thông, ra mắt đại nhân đừng lo, đi về hướng Nam có lợi.


10- Địa lôi phục: phục hồi, trở lại, bảy ngày trở lại, tiến tới thì lợi.


11- Địa trạch lâm: lâm vào, tìm nhau, hanh thông, chính thì lợi.


12- Địa thiên thái: thông thái, bỏ nhỏ lấy lớn, tốt, hanh thông.


13- Địa hoả minh di: bị thương, ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan.


14- Địa thuỷ sư: nhiều, dân lính đông đảo, lấy lòng nhiều người thì lợi.


15- Địa sơn khiêm: khiêm nhượng, nhúng nhường thì hanh thông, quân tử trọn vẹn.


16- Thiên phong cấu: gặp gở, cấu kết, con gái mạnh hơn chớ hỏi cưới.


17- Thiên sơn độn: lui ẩn, trốn đi thì hanh thông, tiểu nhân đắc chí.


18- Thiên địa bỉ: bế tắt, không hợp thời, quân tử bất lợi, lớn đi nhỏ lại.


19- Thiên thuỷ tụng: bàn luận, kiện cáo, ra mắt đại nhân có lợi, vượt sông lớn bất lợi.


20- Thiên hoả đồng nhân: thân thiện, cùng ở với người, quân tử lợi, vượt sông lớn lợi.


21- Thiên lôi vô vọng: không càn bậy thì tốt, lợi ở sự chính, tiến đi bất lợi.


22- Thiên trạch lý: lễ phép, từ mềm đến cứng, đạp đuôi hổ chẳng sao, hanh thông.


23- Hoả trạch khuê: ở ngoài, trái với khác nhau, ở việc nhỏ thì tốt.


24- Hoả lôi phệ hạp: ăn, cắn được hanh thông, cắn để trừng phạt thì tốt.


25- Hoả sơn lữ: lữ khách, đi xa nhà chính đáng thì tốt.


26- Hoả phong đỉnh: cái lư, cái đỉnh, cái vạc nấuu tốt đẹp.


27- Hoả thuỷ vị tế: không hợp, mất, chưa xong, bất lợi.


28- Hoả địa tấn: tiến, ban ngày được tiếp ba lần, khanh hầu dùng ngựa nhiều.


29- Hoả thiên đại hữu: nhiều người, có lớn thì hanh thông.


30- Thuỷ trạch tiết: tiết giảm chừng mực, dè dặt khổ sở không lấy làm bền được.


31- Thuỷ lôi truân: truân chuyên hiểm trở, dựng tước hầu thì có lợi.


32- Thuỷ hoả ký tế: hợp nhau, đã định rồi, đã xong rồi.


33- Thuỷ sơn kiển: tai nạn, què, chột, lợi ở Tây Nam, bất lợi ở Đông Bắc.


34- Thuỷ phong tỉnh: giếng nước, đổi nhà (ấp) không đổi giếng.


35- Thuỷ thiên nhu: nhu cầu, thuận, chờ đợi, tiến qua sông lớn thì lợi.


36- Thuỷ địa tỵ: thân mật, gần gủi tốt, đoán lần thứ nhì giống như lần trước.


37- Thuỷ trạch khổn: gian nan, khốn cùng, có nói chẳng tin.


38- Trạch địa tụy: tụ họp hanh thông, vua đến nhà miếu, ra mắt đại nhân được lợi.


39- Trạch sơn hàm: mau chóng, cảm xúc, hàm chứa, giao cảm, lấy con gái thì tốt.


40- Trạch phong đại quá: nhiều quá, lớn đến nổi cái cột cong lại, tiến thì lợi, hanh thông.


41- Trạch lôi tuỳ: thuận theo, theo nhau mà hanh thông, ở điều chính có lợi.


42- Trạch thiên quải: quả quyết, có lòng thành kêu gọi mọi người.


43- Trạch hoả cách: cải cách, thay đổi, lúc đầu chưa ai tin, lúc sau mới tin.


44- Phong thiên tiểu súc: ít quá, chứa ít thì hanh thông, mây kín không mưa, dời đô về Tây.


45- Phong hoả gia nhân: ở trong, người nhà, như con gái trinh chính thì lợi.


46- Phong thuỷ hoán: ngừng lại, lìa xa, vua đến nhà miếu vượt qua sông thì lợi.


47- Phong địa quan: quan sát, đi cùng với lòng tinkhông vụ lợi, đáng kính.


48- Phong trạch trung phu: tin cậy, thông cảm được mọi vạn vật, qua được hiểm nghèo.


49- Phong sơn tiệm: tiến đến dần dần, con gái về nhà chồng thì tốt.


50- Phong lôi ích: ích lợi, tiến qua sông lớn thì lợi.


51- Lôi địa dự: vui vẻ, sáng, dựng tước hầu ra quân thì lợi.


52- Lôi thuỷ giải: tiêu tán, gải tán, cởi mở, trở về cái cũ, đi sớm về sớm thì tốt.


53- Lôi phong hằng: hằng còn, không đổi, thường lâu thì có lợi.


54- Lôi sơn tiểu quá: ít quá, làm việc nhỏ thì tốt, việc lớn thất bại.


55- Lôi trạch quy muội: cô em bé khập khểnh về nhà chồng, tiến đi thì xấu, bất lợi.


56- Lôi hoả phong: nhiều, thịnh vượng,, vương triều cục thịnh, trung hiếu vẹn toàn.


57- Lôi thiên đại tráng: chí khí lớn, mạnh, chính thì tốt.


58- Sơn hoả bí: trang sức thì hanh thông, nên tiến nhiều được chút lợi.


59- Sơn thiên đại súc: tụ nhiều, chứa nhiều, vượt qua sông lớn thì lợi.


60- Sơn trạch tổn: hao tốn, rút bớt, rút của dân phụng sự cho vua.


61- Sơn lôi di: nuôi dưỡng điều chính thì tốt, xem cách nuôi để tự nuôi mình.


62- Sơn phong cổ: có sự việc, đổ nát rồi có việc mới tốt, vượt sông lớn có lợi, trước sau ba ngày.


63- Sơn thuỷ mông: mê muội, mờ mịt, non trẻ ngây thơ thì hanh thông.


64- Sơn địa bác: bài bác, mục nát, vở lẽ, tiến đi thì không lợi..


B- Hậu thiên:


Do dùng nghĩa tiên thiên khi lập các kế hoạch quá khó vì nhuộm đầy triết học nho gia, giới bình dân tìm cách diễn giải dễ hiểu hơn và được đa số công chúng Trung Hoa công nhận và tán thành, ý nghĩa hậu thiên ra đời khoảng cuối thời mạt Đường sang sơ Tống, thứ tự của bát quái có sự thay đổi vị trí như sau : Càn, Khảm, Cấn, Chấn , Tốn, Ly , Khôn, Đoài. Điều thú vị là gán ngủ hành sinh khắc và an vào các quẻ một số thuộc tính gọi là “sao” dùng để đoán vận hạn tuổi tác cho một nhân vật nào đó.


Tiên thiên và hậu thiên không có sự khác biệt, nó giống như nhau, tiên thiên được ví như đi quan sát từ nhà trên xuống nhà dưới, hậu thiên quan sát từ nhà dưới đi lên nhà trên, thực tế chỉ có một cái nhà là kinh dịch.


Trong bài viết nầy chủ yếu để các bạn giải trí, không hề có hàm ý mời các bạn xem để… tham khảo và hành nghề “toán số”.


PHẦN II:Ngũ hành- động hào- âm dương và can chi



Theo tây phương vật chất gồm có tứ đại là: đất, nước, lửa, không khí. Bốn yếu tố nầy giao nhau tuỳ theo tỷ lệ phần trăm nào đó thành ra các nguyên tố… nhưng riêng ngủ hành thì chưa có sách nào đề cập là ngủ hành cần bao nhiêu phần trăm để tạo thành vật chất, chỉ có đông dược thì có khả năng biết loại nào vị nào, bao nhiêu cân lượng…


I- Ngũ hành: Như đã biết: thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ… đây là sinh theo chiều thuận hay còn gọi là sinh “xuất”, nếu ngược lại là sinh “nhập” . Trường hợp khắc cũng thế, có khắc xuất và khắc nhập :


* Các thuật ngữ:


-Sinh nhập giống như người nuôi ta gọi là Vượng, Tướng (hoặc cùng hành).


-Sinh xuất giống như ta nuôi người gọi là Hưu


-Khắc nhập giống như người giết ta gọi là Tử


-Khắc xuất giống như ta giết người gọi là Tù



Bảng 1: ngũ hành kết hợp với can chi và 8 quẻ:


































Hành


KIM


THUỶ


MỘC


HOẢ


THỔ


CHI


Thân


Dậu



Hợi


Dần


Mão


Tỵ


Ngọ


Thìn Tuất


Sửu Mùi


CAN


Canh


Tân


Nhâm


Quý


Giáp


Ất


Bính


Đinh


Mậu


Kỷ


BÁT


QUÁI


Càn


Đoài


Khảm


Chấn


Tốn


Ly


Cấn


Khôn




II- Động hào: Trong kinh dịch viết : “Cùng tắc biến, biến tắc thông”, nên trong quẻ tiên thiên khi tiên liệu kết quả thì chỉ có 1 hào động; có nghĩa là chỉ có một hào dương biến thành hào âm hoặc ngược lại. Lúc này quẻ sẽ thay đổi thành quẻ biến kèm theo quái nghĩa thay đổi theo, hoặc nói cách khác là tình huống sẽ xảy ra cách nào đó và đạt hiệu quả (kinh tế) sau khi kế hoạch thực hiện được sau một thời gian.


Trong hậu thiên thì có từ 1 đến 6 hào sẽ động và quái nghĩa cũng thay đổi từ quẻ chính là nguyên nhân sẽ đạt kết quả ở quẻ biến. Cách tìm hào động thì ngoài các cụ thâm nho đọc được nguyên tác, riêng các bạn và tôi thì phải xem đáp án bằng phú nôm của các cụ Lê Quý Đôn, Huỳnh Kim, Phan Châu Trinh… đã tái bản nhiều lần.


III- Thiên can và địa chi: Để tính thời gian, người ta dùng 10 can ghép với 12 chi, mỗi chi là 1 giờ Đông Á ( bằng 02 tiếng đồng hồ ). Thí dụ : giờ Tí được tính từ 11 giờ khuya đến 01 giờ sáng, giờ Sửu từ 01 giờ sáng đếm 03 giờ sáng v.v....


*10 can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.


* 12 chi gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất Hợi.


Cách ghép: bắt đầu ghép Giáp với Tí, tương tự có Ất Sửu, Bính Dần….. đến Quý Hợi cả thảy được 60 vị, đến vị thứ 61 trở lại Giáp Tí tuần hoàn lần nữa.


Thật là thú vị vì bằng mắt thường người ta chỉ thấy được 5 hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Mộc tinh. Trong đó Mộc tinh là hành tinh lớn nhất có chu kỳ 1 năm của hành tinh này gần bằng 60 năm của địa cầu, tương đương với một đời người của chúng ta!



IV- Địa bàn: Dưới cách nhìn của người cổ, mặt đất luôn cố định gọi là địa bàn, con người sống trên mặt đất nên bàn tay trái (để ngữa ra) cũng có địa bàn. An 12 chi vào bàn tay trái bắt đầu từ khớp động cuối ngón áp út ( giáp với lòng bàn tay) là cung Tí chuyển dần theo chiều kim đồng hồ (chiều thuận , thuận hành) đến cuối ngón trỏ là cung Dần, chuyển dọc lên theo các khớp và đầu các ngón tay, đến ngón út và chuyển xuống chân ngón út là cung Hợi. Như vậy ta rót vào mỗi cung một vị “Thần” tên là “Tí” đến “Hợi”. Thế là ta đã có địa bàn trong bàn tay rồi đấy! Khi tính toán, thường dùng ngón cái bấm vào các cung địa bàn để an các tính chất.


Vì thường bấm vào tay hay dễ lẫn, người ta ghi lại trên giấy cho dễ nhìn, cách trình bày tương tự như ở bàn tay trái, mỗi ô (cung) thường để rộng dùng an các sao vào:


























Tỵ


Ngọ


Mùi


….


Thìn




….


Mão




….


Dần (+)


Sửu


(-)


Tí (+)


….


- Cung dương : Tí, Dần, Thìn, Ngọ , Thân, Tuất,


- - Cung âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.


1/- Khắc, Xung: Nhìn vào hình trên, ta vẽ những đường thẳng qua tâm địa bàn xuyên qua các cung thì thấy rõ sự đối ứng của chúng. Đây là hai thần chi khắc nhau trực tiếp ( đối xung, chính xung), thành 6 cặp:


Tí khắc Ngọ ( thủy khắc hỏa)


Mão khắc Dậu ( mộc khắc kim)


Tương tự 4 cặp còn lại : Dần- Thân, Tỵ hợi, Thìn Tuất, Sửu Mùi.


* Khắc theo nhóm: Nếu lập nhóm 4 thần chi thì ta có 3 nhóm khắc nhau:


a/ Dần Thân Tỵ Hợi


b/ Thìn Tuất Sửu Mùi


c/ Tý Ngọ Mão Dậu


2/ Hợp:


a/ Nhị hợp: Nhìn vào trục đứng xuyên qua tâm địa bàn ta có 6 cặp nhị hợp


* Ngọ- Mùi


* Tỵ- Thân


* Thìn- Dậu


* Mão-Tuất


* Dần- Hợi


* Sửu- Tý


b/ Tam hợp: Ba thần chi hợp nhau thành 4 cặp tam hợp:


Thân- Tí - Thìn ( gọi là tam thủy vì Tí thuộc thủy)


Tỵ- Dậu - Sửu ( gọi là tam hợp kim vì Dậu thuộc kim)


Mão – Mùi – Hợi ( gọi là tam hợp thổ vì Mùi thuộc thổ)


3/ Hại: Nhìn vào địa bàn ta vẽ đường thẳng đứng xuyên qua các cung sẽ có 6 cặp hại nhau:


Thìn- Mão; Tỵ -Dần; Ngọ- Sửu; Mùi- Tí; Thân- Hợi; Dậu – Tuất.


-Tại sao hại nhau ? Thật là không ổn, nếu xét về ngủ hành thì chưa chắc đã hại nhau, Xin báo cáo với các bạn, điều này “Thánh” chưa phán nên các bạn tạm thời tự tìm câu giải đáp!


* Tướng và tiết: Một năm chia ra 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết khí, giữa hai tiết khí là trung khí, năm nhuận thì người ta thêm tháng nhuận vào tháng nào có trung khí kéo dài nhất. Theo kinh dịch và tử vi thì nguyệt kiến (tháng) đi thuận theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ tháng giêng tại cung dần, thuận hành đến tháng chạp tại cung sửu. Trong lục nhâm thì “nguyệt tướng” (tướng tháng ) đi nghịch giống như chiều lượng giác (nghịch hành): Tháng giêng tướng Hợi (tại cung hợi) , nghịch hành đến tháng chạp là tướng Tí.



Bảng 2: Tướng và tiết:














Tháng


(âm lịch)


Nguyệt tướng


Tiết


Giêng


Hai


Ba



Năm


Sáu


Bảy


Tám


Chín


Mười


Mười một


Chạp


Hợi


Tuất


Dậu


Thân


Mùi


Ngọ


Tỵ


Thìn


Mão


Dần


Sửu



Lập xuân - Võ thuỷ


Kinh trập - Xuân phân


Thanh minh - Cốc vũ


Lập hạ - Tiểu mãn


Mang chủng - Hạ chí


Tiểu thử - Đại thử


Lập thu - Xử thử


Bạch lộ - Thu phân


Hàn lộ - Sương giáng


Lập đông - Tiểu tuyết


Đại tuyết - Đông chí


Tiểu hàn - Đại hàn



V- Thiên bàn: Lấy nguyệt tướng.... { XIN LỖI CÁC BẠN , PHẦN THIẾU NẦY "PTD" (PHANTRAN) SẼ BỔ SUNG LẠI VÀ NÓI RÕ TRONG PHẦN NHÂM ĐỘN }


PHẦN III – Thiên văn


Trước khi vào câu chuyện hôm nay , thiết nghĩ các bạn cũng cần biết một số quan niệm và thuật ngữ của thiên văn cổ phương tây cũng như phương đông như sau:


-Trái đất là tâm vũ trụ, cố định, tinh tú đều xoay quanh trái đất . (Hệ địa tâm)


* Đường hoàng đạo: là đường đi biểu kiến của mặt trời (sao Thái Dương) và mặt trăng (sao Thái Âm) trên bầu trời. Mặt phẳng hoàng đạo được xác định bởi tâm trái đất và đường hoàng đạo.


* Mặt phẳng hoàng đạo chia bầu trời thành hai bán thiên cầu, và có hai cực là thiên cực bắc và thiên cực nam.


Xác định thiên cực bắc là điểm gần trùng với sao Bắc Đẩu (còn gọi là sao Tử Vi) của chòm Bắc Đẩu nhỏ (Tiểu hùng tinh - Gấu nhỏ) . Kéo đường thẳng theo trục đứng của chòm Nam Tào ở phía Nam cắt đường chân trời (cũng ở phía nam) là điểm gần trùng với thiên cực nam.


* Có 5 hành tinh đi trên đường hoàng đạo nhìn thấy bằng mắt thường, dĩ nhiên cũng có một số hành tinh đi lệch một góc vài độ so với đường hoàng đạo, muốn nhìn thấy rõ được chúng phải đợi sang thời “Tống” mới có kính đeo mắt và kính thiên văn do sự giao lưu giữa đông và tây qua đường tơ lụa hoặc đường biển - (lúc nầy chiếc gương đồng soi mặt của Trung Hoa đã bị lỗi thời).Thủ đô Tràng An tràn ngập khoảng gần 10.000 sinh viên các nước Tây Á đến học tập khoa học kỹ thuật của Trung Hoa, việc du học nầy chấm dứt sau khi đạo quân Mông Cổ quyết chí liều chết để nam tiến mặc dầu Tống triều đã dùng tất cả binh mã và vũ khí như súng thần công và địa lôi nhưng cuối cùng trường thành cũng đã bị vỡ một đoạn nơi xung yếu ….


*Mười hai chòm sao trên hoàng đạo được phương tây an vào (cho thêm) một số tính chất để xem tuổi (thực ra xem tháng dương lịch!). Mỗi chòm sao cách nhau khoảng 30 độ được tượng hình bằng cách khoanh vùng trời cho giống “cái con” gì đó, cũng có vài chòm sao lệch khỏi đường hoàng đạo… Thử học thuộc lòng câu thần chú theo thứ tự: như sau:


“ Cừu; Bình; Cá; Dê; Trâu; Nam; Bắc; Sư; Nữ; Cân; Hổ, Mã”


Các bạn sẽ thuộc ngay tên 12 chòm sao (nhìn bằng mắt thường) :


1/- Cừu : Dương Cưu, Miên dương, Ma Kết, giống con cừu.


2/- Bình : Bảo Bình, giống chiếc bình cổ Hy Lạp.


3/- Cá : Song Ngư, giống hai con cá, (tôi chỉ thấy đầu hai con cá như mũi dao găm).


4/- Dê: Sơn Dương, Bạch Dương, giống con dê.


5/- Trâu : Kim Ngưu , giống giống con trâu.


6/- Nam: Song Nam, Song Tử, giống hai thanh niên - [tôi chỉ thấy giống số hai La Mã (II)].


7/- Bắc : Bắc Giải, Cự Giải, giống con cua. (bằng mắt thường tôi chỉ nhìn thấy hai con mắt - không thấy yếm, càng, ngoe!).


8/- Sư: Hải Sư , Sư Tử, giống con mèo xồm.


9/- Nữ: Xử nữ, giống cô gái còn trinh tiết? -(tôi không sao giải thích được!).


10/- Cân: Thiên Cân- Thiên Xứng, giống cái cân - (tôi chỉ thấy có hai ngôi sao đối xứng qua đường hoàng đạo).


11/- Hổ: Hổ Cáp; Thiên Hát, giống cái cày hoặc con bọ cạp- (con nầy thì quá đẹp và rất rõ, có càng, mình, đuôi dài uốn cong và có cả cây kim để chích thuốc!).


12/- Mã : Nhân Mã; giống sư phụ của Hercule đang trương cái cung sắp bắn ai đó.


Muốn biết hôm nay thuộc tháng mấy dương lịch, người ta nhìn chòm sao nầy xuất hiện đi vào quỹ đạo của mặt trời sắp sửa lặn ở hướng Tây (thực sự bị ánh sáng mặt trời che lấp) là biết tháng mấy, Thí dụ chòm Bắc Giải đi theo mặt trời để lặn thì chính là tháng 7 dương lịch, tương tự tháng 8 dương lịch thì chòm Hải Sư lặn chung với mặt trời v.v…


* Tên gọi 12 chòm sao trên do chính người Trung Hoa dịch lại của phương tây vào thời Tống đến nay vẫn chưa nhất trí lắm. Riêng tên khoa học của các chòm nầy thì có nhiều bạn đã biết nên không đề cập đến, Khi muốn chỉ một ngôi sao nào đó, người ta đặt mã số cho sao này bằng chữ số (hoặc chữ Hy Lạp) thuộc chòm sao nào… nếu bạn muốn biết nhiều thêm về thiên văn tôi xin mách nhỏ : “ Bạn nên thi vào Đại học Sư Phạm, ở nơi nầy sẽ có vài chục tiết học Thiên văn đại cương để nghiên cứu trong 4 năm rưởi, còn các trường khác có dạy môn này hay không thì thú thật tôi không biết!”.



Thật buồn cười khi nghĩ lại thấy Đông phương và Tây phương gặp nhau ở chỗ trên mặt đất có chính quyền như thế nào thì ở âm phủ và thiên đình cũng tương tự… cũng có các cơ quan hành chính, quân sự, thần dân v.v…


Riêng thiên văn của Trung Hoa vào thời Tống đã bị ảnh hưởng của phương tây, nhưng các truyền thuyết về các “vị thần sao” thì phải nâng cấp thêm một ít cho được cập nhật, trong đó thì ngoài các vị sao vừa đi tuần trên hoàng đạo vừa phân công các chòm khác có nhiệm vụ tuần tra ở hai bán thiên cầu, tất cả binh tướng đều phải trực ban đầy đủ (12 ca trực) trên 12 cung thiên bàn gồm 28 vị sao:


-Phía Đông: Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, . ( chòm Thanh Long)


-Phía Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. (chòm Huyền Võ)


-Phía Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tư, Sâm. (chòm Bạch Hổ)


-Phía Nam: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. (chòm Châu Tước).


I- So sánh thiên văn của đông và tây phương thời cổ:


Vào Thời bấy giờ, cả Đông và Tây phương đồng quan điểm con người là một tiểu vũ trụ, do đó tất cả các tinh tú đều có ảnh hưởng liên đới đến con người, Thiên văn học phương tây phát triển theo chiều hướng khoa học và chuyển dần từ hệ địa tâm sang nhật tâm, trong khi đó một bộ phận thần bí hoá chuyển hướng xem tuổi (tử vi) theo 12 cung hoàng đạo, dùng kính thiên văn xem hành tinh nào đi vào chòm sao nào mà phán quyết may rủi…


Thiên văn của đông phương cũng không kém, dùng các sao định vị tại thiên bàn-địa bàn, dùng để xem thiên tượng có ảnh hưởng gì đến quốc gia trong năm, dùng để lập tử vi, tìm cuộc địa lý, đoán số mệnh v.v… có phần ly kỳ hơn. Dĩ nhiên là sự an sao này cũng có quy luật âm dương, ngũ hành và theo phương pháp thống kê cổ điển của người Trung Hoa. Khách quan mà nhận xét thì tử vi của phương đông (Trung Hoa) có phần chính xác hơn nhiều, lý do phương tây chỉ thống kê tính chung chung đến tháng là hết, trong khi phương đông lập bảng thống kê tính đến cà năm, tháng ngày, giờ


Tôi có thử truy tìm so sánh xem 108 vị sao dùng cho tử vi của phương đông với bản sao đồ hiện đại xem có thật hay không? Qua nhiều năm dò tìm tôi đã nghiệm ra một số việc:


1-Có khoảng gần 40% là các sao trên bảng tử vi có thật, do cách gọi theo phương đông mà chúng ta chưa nhận ra. Tôi xin kể một số chòm sao sử dụng trong tử vi:


a/-Chòm Tử Vi và chòm Thiên Phủ : gồm 14 chính tinh (sao lớn), chòm Tử Vi gồm : TửVi, Thiên Cơ , Thái Dương (mặt trời), Vũ Khúc, Thiên Đồng, Thiên Lương; chòm Thiên Phủ gồm: Thiên Phủ, Thái Âm (mặt trăng), Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân, trong đó Tử Vi và Thiên Phủ luôn đối xứng với nhau qua trục dần thân, (viết đến đây sao cảm thấy giống Thiên Can Bắc Đẩu Trận của Kim Dung !), chòm nầy gắn liền với truyền thuyết “phản Trụ đầu Châu ”.


b/- Chòm Thái Tuế : gồm 12 sao- chịu ảnh hưởng triết học Nho giáo.


c/-Chòm Lộc Tồn, Bác Sĩ: gồm 13 sao- chịu ảnh hưởng Lão giáo.


d/- Chòm Trường Sinh: gồm 12 sao- chịu ảnh hưởng của Phật giáo.


* Riêng chòm “Kiến trong Lục Nhâm tôi vẫn còn lưỡng lự, gồm có: Kiến, Vượng, Thai, Một, Tù, Tử, Hưu, Phế, Cô, Hùng, Phúc, Lợi . Trong chòm nầy có 3 sao, một số còn lại tôi dò tìm trong sao đồ tương ứng chưa ra!


Các chòm sao khác xin các bạn tự nghiên cứu.


2-Một số sao không có thật trong sao đồ mà thực ra là các tính chất phụ thuộc, sở dĩ người Trung Hoa cho thêm vào là để cho đủ 12 vị rót vào để an sao vào địa bàn cho công bằng đối với 12 cung!


3-Tôi có thử dùng các trình máy tính để giải, thực ra chỉ là những nhận xét rời rạc và có khi vô cùng mâu thuẫn với thực tế. Có khoảng 40.000 lời giải của máy tính như thế không đâu vào đâu cả. Như thế giá trị thủ công của các “thầy- bà” vẫn còn được một số người ưa chuộng! Máy tính chẳng qua là an sao dùm cho đở nhọc.


4- Khi giải phải gom các sao và tính chất thành bộ chính chiếu (đối xung), bàng chiếu, tam hợp chiếu, nhị hợp chiếu, các lân cung hỗ trợ, tính chất gia giảm (lương y tỉnh dược) mà có phát huy được không? Tính chất “văn, võ” với các bộ sao như thế nào? (Nên nhớ là không dùng ngủ hành sinh khắc trong môn nầy!). Như vậy muốn tìm hiểu một cung thì phải sử dụng ít nhất ba cung liên quan chính chiếu và bàng chiếu.Trái lại với lục nhâm chỉ xem tam hợp cung (chỉ xem thêm 2 cung bàng chiếu).


5- Có một số khuyết điểm của môn nầy là chưa giải đáp thoả mãn được một số yêu cầu :


-Số con, số anh chị em, cha mẹ, đất đai kết phát, trường hợp cùng múi giờ, hiện tượng song sinh …


6- Xét một bản tử vi có lời giải thường gặp là:


-Một bản tử vi đã an đầy đủ 108 vị sao


-Một quyển tập 100 trang tha hồ cho các “thầy- bà” nói dóc:


* Chỗ nào không thuộc phú giải của Trần Đoàn (hoặc có khi không hiểu, dịch bậy bạ hết sức) thì dùng “Phú nôm cốt tuỷ” của cụ Lê Quý Đôn (có khi tìm kiếm không ra), lúc đó “thầy- bà chửa cháy” bằng cách áp dụng ngủ hành sinh khắc các sao, các quẻ dịch để lấm láp cho qua…. Thực chất là người giải đoán tử vi chỉ dùng phú của Trần Đoàn mà thôi, ngủ hành và dịch lý do người Trung Hoa đã mất chính thư nên họ chuyển sang cách nầy để giải tử bình!


* Một bản tử vi giải đoán có giá trị thường người ta bọc da có đề tựa rất đẹp. bên trong có bản an sao và lời giải hoàn toàn theo phú Trần Đoàn, kèm theo phú nôm của Việt Nam ( Phú nôm cốt tuỷ của Lê Quý Đôn), lời giải cho từng cung, vận hạn, mỗi cung đoạn như vậy có một bài thơ vịnh bằng thất ngôn tứ tuyệt (hoặc bát cú) để luận thêm. Tôi cũng đã đọc được vài bản văn loại nầy, nếu không kể phần huyền hoặc thì đây là văn bản rất nên thơ, giá trị, có khi các cụ khôi hài đùa trong bài thơ vịnh mà phải đến đời sau con cháu mới biết nhận ra!


* Việc giải đoán hiệu quả thường các cụ nhận xem cho đương số (còn gọi là đương sự) trong thời gian rất lâu, tôi có hỏi tại sao không làm nhanh các cụ bảo đây cũng là loại “Lương y tỉnh dược”, phải trầm ngâm suy nghĩ cân lượng cho đủ 108 vị thuốc sao cho chính xác trước khi xuất khỏi dược phòng giao cho bệnh nhân!?


Bản tử vi mà các bạn thường gặp chỉ là các sao an trên địa bàn. Một cung trống ở chính giữa đề tên họ, ngày, tháng, giờ sanh chính là nhân bàn. Đường biên giữa nhân bàn và địa bàn là thiên bàn.


Muốn lập kế hoạch đời người theo hàng tháng, hàng năm….. thì các sao phải an lại theo thiên bàn, việc này rất khó nhìn và khó nhớ do đó phải sử dụng nhiều bản phụ, đây là điểm yếu của “các thầy - bà” mới vào nghề còn non tay ấn….


II- Sự truyền bá các lý học đông phương về Việt Nam:


Bình quân khoảng 300 năm thì một vương triều của Trung Hoa bị suy tàn (kể cả Việt Nam cũng tương tự!), các quý tộc Lưu Hán, Lý Đường, Triệu Tống bỏ chạy trốn về về “An Nam” ẩn náu chờ ngày phục nghiệp, dĩ nhiên họ được sự che chở của vua chúa Việt Nam, họ truyền lại các sách vở mang theo về nam, các thư liệu nầy gọi là “chính thư”, các vương triều Trung Hoa dùng các chính thư này để tuyển chọn nhân tài và cả vua chúa Việt Nam cũng “noi theo” như vậy!


Một số quý tộc Trung Hoa ở Việt Nam cũng dùng “chính thư” này đã giúp cho Nam triều và có nhiều công sức, có người được phong tước “Công”. Các thư liệu về sau cũng tiếp tục truyền về Việt Nam nhưng có sự khác biệt, gần như mâu thuẫn với chính thư, bị giới sĩ phu Việt Nam chê là “man thư” (sách dỏm) không sử dụng.


Từ đời Minh Thái tổ đến Minh Thành tổ, các vua này nghiêm cấm truyền các học thuật cho du học sinh các nước vì xem họ là các gián điệp, một loại con ngựa thành Troa chờ ngày xâm chiếm Trung Hoa, họ quyết tâm gia cố các tuyến trường thành, sau 20 năm chuẩn bị, họ dồn đại quân vượt trường thành xuyên qua đại mạc để rửa hận, bao vây nước Mông Cổ và thẳng tay giết hơn ¾ dân số để trừ hậu hoạ, số sống sót mở đường máu chạy trốn đến tận Nga La Tư gởi biểu về xin hàng! Nhà Đại Minh bắt buộc họ phải từ bỏ quốc hiệu Đại Nguyên, xưng Thác Đát và triều cống như cũ. Nhưng đâu ngờ mối hiểm hoạ lại nằm trong trường thành - nước Kim cũ dần dần phục hồi cường thịnh tự xưng là Đại Thanh dẫn quân tiến về Yên Kinh!


Các học thuật được ghi lại trong sách gồm rất nhiều đề tài, ở đây tôi không liệt kê tất cả, có một số các bạn đã trao đổi trực tiếp với tôi về một vấn đề chính là tử vi. Liệu tử vi đông phương có chính xác trong việc lập kế hoạch cuộc đời không ?


Tôi xin thưa rằng việc lập kế hoạch có đạt được 40% là quá hay. Ai nói đạt hơn nữa là láo khoét, vì đây chỉ là phương pháp thống kê liên thông giữa tinh tú (thiên), vận nước (địa), đời người (nhân), nên chính xác phải nói là 33,33%.



PHẦN IV - Địa lý thời trung cổ



Lý học đông phương về địa lý có khác biệt với tây phương ở chỗ họ chọn đồi cao, thiết kế, ánh sáng, hướng gió…sự phòng thủ, sự lưu thông nước sinh hoạt… và dần dần chuyển hệ sang khảo sát và khai thác sử dụng các quặng mỏ… Riêng đông phương, thì ngoài các sử dụng trên có thêm ý nghĩa là tạo sự nghiệp lâu dài cho các vương triều, giòng họ, nhân dân…


Từ thời Cao Biền đã có những cuộc khảo sát địa lý chủ yếu là yểm các long mạch không để Nam quốc không có cơ hội phát triển thế lực (?). Tuy nhiên theo các cụ thì qua hàng ngàn năm các trấn yếm của Cao Biền đã hết thời hiệu và hiện nay “nước Nam” đang phục hưng …


Theo các sách vở địa lý cổ thì nơi kết phát chính là nơi “để đất ” tuỳ theo âm dương hoặc lớn nhỏ mà sử dụng các công việc như:


a/-Nếu kết phát tại một điểm nhỏ thì dùng làm âm phần (mộ tổ).


b/-Nếu kết phát lớn thì dùng làm dương cơ (thành quách, châu, quận, huyện…).


Thế đất đẹp thì phải có đủ tay long và tay hổ chầu ở hai bên tả hữu , trước có : án (bàn bureau), chiêng, trống (?), nghiên, bút , minh đường : ruộng, ao(?), đàng sau phải có huyền võ: núi đồi, cây cối rậm rạp (?), dụng cụ là tấm hoạ đồ đã sơn vẽ đậm lợt theo các độ cao, một tróc long bàn, một số cọc nhọn, dây căng, một kính lúp, v.v…. Tuỳ theo hình thế đất mà phát to hay nhỏ, có “sát” hay không, hay là đất “bình dương” (đất lành)….


Một quyển sách các cụ thường hay đề cập đến là “Huyền võ cấm thư”. Đó là một quyển sách cấm thời Đường luận về các cuộc địa lý, có đồ hình minh hoạ, các cụ cho biết đây là một bộ đầy đủ tất cả các trang (chép và vẽ bằng tay trên giấy bản), trong khi tại Quốc Gia Thư Viện (Sài Gòn cũ ) có một bộ như vậy (mộc bản) nhưng thiếu mất vài trang. Tôi cũng có nhiều lần đi thực địa với các cụ để cùng tróc long điểm huyệt. Có cụ vừa đi vừa ngâm phú của Tả Ao: “ Khum khum gọng vó chẳng nó thì ai; Thè lè lưỡi trai chẳng ai thì nó?”. Tôi có thấy mu rùa, ốc hả miệng thè lưỡi nào đâu? Chỉ là một số gò đống lù lù…. Một cụ khác chỉ : “Xem con long nó chạy kìa…!?”. Tôi cố nhìn nhưng không thấy con long (rồng) nào cả, chỉ thấy bụi nước bắn bay mù theo suối như làn sương… đường đi bộ thì gồ ghề tôi vô ý đến nổi bị trượt té, tay tôi cố giữ “tróc long bàn” không để bị hỏng, còn chân tôi bị tróc “lông” và trầy xước !!! …. Đã thế còn bị cụ quở: “Đồ thằng nhỏ … con mắt để trên chân mày!”


Chuyện buồn cười là khi xưa các cụ đã chọn được đất gần quốc lộ 01 gần Thủ Đức, có hơn 100 mộ táng vào đây cũng là thân tộc các đời trước của tôi, nhu cầu mở rộng thành xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, cả khu vực này phải di dời, các cụ thu gom từng bộ hài cốt vào tiểu sành sẽ tìm đất khác táng. Ba tôi lúc còn sống ổng hay nói : “Tiên tích đức hậu tầm long đem gởi vào chùa cho xong”. Việc xãy ra như thế ông tôi nói “Có đức mặc sức mà ăn, không đức hốt ….. mà ăn” làm cả nhà cười ầm.


Thế rồi nguyên cuộc đất như thế bị máy ủi đứt hết cả long mạch và cho đổ nhào xuống hố. Các cụ trong tiểu sành lần lượt về quê cũ ở Quảng Nam, gởi theo hai đợt ghe bầu về được cố quận an toàn, chuyến thứ ba lật úp xuống biển (cù lao Chàm), may là không ai chết!


Thưa các bạn!


Lý học đông phương cũng có quy luật vận động, nhưng rất tiếc đã bị gán ghép nhiều tính chất kỳ bí khó tin, tuy nhiên khi ta đã hiểu các quy luật trên rồi thì không có gì là huyền hoặc nữa, việc tin hay không để hậu xét, chủ yếu là vui xem và giết thì giờ, trong cách diễn đạt của tôi thì hạn hẹp như ếch nhái ngồi đáy giếng, riêng các cụ thì đang cùng nhau uống trà trên … nóc tủ, tôi cũng chẳng biết nói gì hơn, nếu có điều chi không phải xin các bạn niệm tình tha thứ!

4 nhận xét:

  1. Phần III sẽ chỉ cách rờ cái mu.... rùa! Hiiiiii .....(:-D))~

    Trả lờiXóa
  2. Chà... nhiều quá hiểu hổng nổi anh PT ơi

    Trả lờiXóa
  3. @Nguoinhaque:
    Xem từ từ từng phần thì không có.... "chán ngán" , Quê ạ... Chủ yếu nói dóc cho đỡ buồn.... ngủ ! (hiiiiiiiii...) , đây chỉ là phụ trang thôi... qua trang khác (blog, photos, notes... thì vui hơn nhiều). Chúc Quê thật vui khỏe hạnh phúc cuối tuần nha, đêm ấm cúng hạnh phúc, thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Sách của Giáo sư Nguyễn Hiến Lê dễ hỉu nhứt, Huynh hén.

    Trả lờiXóa