Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

TÌNH HẠ

TÌNH HẠ

Nức nở ve ngân lắm ngỡ ngàng,

Du dương xa vắng gió lang thang ….

Trường xưa cất bước lòng đau xót       

Cảnh cũ quay về mộng dỡ dang

Lệ thắm nén cay sao chảy dọc ?

Rượu nồng ngậm đắng nỡ sang ngang !

Chúc em hạnh phúc vui duyên mới

Ta lại ra đi dưới nắng tàn…!

******************

TÌNH HẠ (1)

Nức nở ve ngân lắm ngỡ ngàng,

Du dương xa vắng gió lang thang ….

Trường xưa cất bước lòng đau xót      

Cảnh cũ quay về mộng dỡ dang

Lệ thắm nén cay sao chảy dọc ?

Rượu nồng ngậm đắng nỡ sang ngang !

Chúc em hạnh phúc vui duyên mới

Ta lại ra đi dưới nắng tàn…!

 

HOA RƠI…..(2)

Tàn xuân xoay tít cánh hoa dầu

Thoang thoảng hương nồng chốn bể dâu

Thoát xác bên đường bao kiếp trước  

Gieo mình cùng gió những mùa sau

Hai tai từng mối tình xanh lá  

Một gốc trăm năm nợ bạc đầu

Lìa nhánh rợp trời bay vạn nẽo

Lòng ai thổn thức biết về đâu….

 

HOANG VU…..(3)

Về đâu khi nắng tắt dần trôi

Hoang vắng bến bờ chỉ thế thôi

Xưa tiễn em đi thêm luyến tiếc

Nay trông ngày đến mãi bồi hồi

Vui buồn trung hiếu qua nhanh nhỉ ?

Thương hận nhục vinh muốn hết rồi !

Bao dấu chân chim thân lìa tổ

Cuối đường giờ chỉ có mình tôi …

 

ĐIỆU RU ĐƠN … (4)

Tôi hát giữa trời tiếng lá reo,

Ru em mơ mộng thuở quê nghèo,

Nụ cười e ấp thường mong đợi

Ánh mắt thẫn thờ mãi ngắm theo.

Tình đã bay đi ơi gió cuốn,            

Lòng còn ở lại hỡi trăng treo!

Từng cơn se thắt chiều mưa đổ,

Bến vắng thuyền ai đã nhỗ neo !

 

THUYỀN RA CỬA BIỂN….(5)

Nhỗ neo trôi dạt phận lênh đênh

Xuôi ngược bình bồng phó rủi hên

Ấm lạnh sóng buồn vang cuối bãi

Khuyết tròn trăng sáng chiếu đầu ghềnh

Hương phai xuân hết đau như xé

Phấn nhạt hoa tàn trách cố quên

Biết gửi về đâu đời sóng gió

Thuyền nan nằm mộng đợi ngày lên

MƠ SAY  (6)

Ngày lên mây trắng chập chờn bay

Ngây ngất hương trời phút đắm say

Nhẹ cánh phiêu du đàn bướm lượn

Nặng tình điên đảo cánh dầu xoay

Xuân qua hạ đến bình châm cạn

Thu tiễn đông sang rượu rót đầy

Gửi lại cố nhân bao ước hẹn

Nhạc lòng sâu lắng thoáng chua cay

CAY ĐẮNG …(7)

Chua cay cố nén gót phiêu du

Từ giả dầu bay nhẹ cánh dù

Trước gió nghẹn ngào hoa phượng nở

Bên trời than thở tiếng ve ru

Rượu tình cạn chén người yêu mất

Xác pháo đầy sân cố lý hưu

Áo trắng qua mau xin xếp lại

Giảng đường gối mộng hận thiên thu

 

MÃI XA EM …(8)

Thu đến bao lần  đứng ngắm coi.

Thời gian nhanh thoắt bóng đưa thoi

Lá bay vô định lòng tan tác

Mây nổi tha phương phận thiệt thòi

Xuống ngựa bao phen quen phải gió

Lên voi một thuở dỡ buông vòi

Đành thôi phủi sạch đời hoang phế

Nhẹ gánh tình mang nợ khó đòi….

HỒI HƯỚNG (9)

Đòi mong trả lại bản tình ca

Mở lối thiên thai ý đậm đà

Ngào ngạt hương trời bay lộng gió 

Nồng nàn men rượu đắm say hoa

Nhìn trăng khuấy bút đề thơ cạnh

Hoá bướm tung trời vẫy cánh xa

Chợt tỉnh bâng khuâng ngày sắp đến

Còn chăng bóng xế chỉ mình ta

 

TIỆM CẬN (10)

Ta ngắm mây trời ráng nước trong

Chuông chiều ai gióng tiếng bòng bong

Say mơ chìm đắm màn sương trắng

Tỉnh mộng phiêu lưu cõi bụi hồng

Hoa héo tàn phai đâu sắc sắc

Tình nồng đứt đoạn đấy không không

Kinh cầu văng vẵng vang xa gọi

Tâm tịnh thuyền về bến giác mong….

 

 

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Tỉnh mơ

TIỆM CẬN

Ta ngắm mây trời ráng nước trong

Chuông chiều ai gióng tiếng bòng bong

Say mơ chìm đắm màn sương trắng

Tỉnh mộng phiêu lưu cõi bụi hồng

Hoa héo tàn phai đâu sắc sắc

Tình nồng đứt đoạn đấy không không

Kinh cầu văng vẵng vang xa gọi

Tâm tịnh thuyền về bến giác mong….

*****************

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Hồi hướng

HỒI  HƯỚNG

Đòi mong trả lại bản tình ca

Mở lối thiên thai ý đậm đà

Ngào ngạt hương trời bay lộng gió 

Nồng nàn men rượu đắm say hoa

Nhìn trăng khuấy bút đề thơ cạnh

Hoá bướm tung trời vẫy cánh xa

Chợt tỉnh bâng khuâng ngày sắp đến

Còn chăng bóng xế chỉ mình ta.....

*****************

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Mãi xa em...

MÃI XA EM 

Thu đến bao lần  đứng ngắm coi.

Thời gian nhanh thoắt bóng đưa thoi

Lá bay vô định lòng tan tác

Mây nổi tha phương phận thiệt thòi

Xuống ngựa bao phen quen phải gió

Lên voi một thuở dỡ buông vòi

Đành thôi phủi sạch đời hoang phế

Nhẹ gánh tình mang nợ khó đòi….

****************

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Cay đắng

 

CAY ĐẮNG …

Chua cay cố nén gót phiêu du

Từ giả dầu bay nhẹ cánh dù

Trước gió nghẹn ngào hoa phượng nở

Bên trời tê tái tiếng ve ru

Rượu tình cạn chén người yêu mất

Xác pháo đầy sân cố lý hưu

Áo trắng qua mau xin xếp lại

Giảng đường gối mộng hận thiên thu

*****************

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Mơ say

MƠ SAY

Ngày lên mây trắng chập chờn bay

Ngây ngất hương trời phút đắm say

Nhẹ cánh lãng du đàn bướm lượn

Nặng tình điên đảo cánh dầu xoay

Xuân qua hạ đến bình châm cạn

Thu tiễn đông sang rượu rót đầy

Gửi lại cố nhân bao ước hẹn

Nhạc lòng sâu lắng thoáng chua cay

***************

 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Thuyền ra cửa biển.

THUYỀN RA CỬA BIỂN….

Nhỗ neo trôi dạt phận lênh đênh

Xuôi ngược bình bồng phó rủi hên

Ấm lạnh sóng buồn vang cuối bãi

Khuyết tròn trăng sáng chiếu đầu ghềnh

Hương phai xuân hết đau như xé

Phấn nhạt hoa tàn trách cố quên

Biết gửi về đâu đời sóng gió

Thuyền nan nằm mộng đợi ngày lên

*************************

 

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Điệu ru đơn...

ĐIỆU RU ĐƠN …

Tôi hát giữa trời tiếng lá reo,

Ru em mơ mộng thuở quê nghèo,

Nụ cười e ấp thường mong đợi

Ánh mắt thẫn thờ mãi ngắm theo.

Tình đã bay đi ơi gió cuốn,            

Lòng còn ở lại hỡi trăng treo!

Từng cơn se thắt chiều mưa đổ,

Bến vắng thuyền ai đã nhỗ neo !

************

 

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Nhàn đàm (45): Vừa Hầm vừa Chiên

Rating:
Category:Other

Nhàn đàm (45):


 VỪA HẦM VỪA CHIÊN


Hôm nay nghỉ lễ, mình tạm ngưng bán cà, ở nhà treo quốc cờ, mặc quốc phục, hầm nồi thịt với măng,  chiên chả giò…., thắp hương… trước là cúng tổ nước, kiến gia tiên, sau cùng là rỉ rả vừa nhâm nhi vừa tám….


Câu chuyện để tám thế nào đây? À thì nói xàm cho vui nhà vui cửa… Số là căn cứ vào các truyền thuyết là có thật, mình nhẫm tính từ khi lập quốc đến hôm nay đã 4.890 năm (?!).  Vậy mà cứ bảo bốn ngàn năm là lổ vốn rồi…. Sử liệu nước "Nam" của mình có nhiều điều mà các học giả nước ngoài phải học tập và kính phục như:


1- Tổ tiên nhân dân nước Văn Lang (nước Nam) là kết hợp giữa rồng và tiên, vì chưa tìm được mẫu hóa thạch, nên chăng trong điều kiện, phạm vi nào đó có thể xem như là kết hợp giữa khủng long và chim (vì chim biết bay như bà tiên và đẻ trứng?) được không nhỉ?


2- Một cuộc ly dị đầu tiên trong lịch sử loài người có ghi chép trong văn bản tư liệu chính là đoạn kết của cuộc hôn nhân  giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ .


3- Một sự phân chia tài sản thật công bằng, ông chồng nhận 50 đứa con, bà vợ nhận 50 đứa con.


4- Sau 110 năm nữa (thế kỷ kế tiếp), con cháu mình sẽ tự hào nước "Nam" ta có 5.000 văn hiến (?).


………


Oái…. mê trận viết bài đánh máy mà gần quên nhiệm vụ,  mình chạy xuống bếp ngay để trợ giúp bà xả đấy ạ… xém tí nữa là nồi hầm muốn cạn, chả giò chiên sắp khét rồi… he he he he ….


*************************


Photobucket


Nhàn đàm (45): Vừa Hầm vừa Chiên

Rating:
Category:Other

Nhàn đàm (45):


 VỪA HẦM VỪA CHIÊN


Hôm nay nghỉ lễ, mình tạm ngưng bán cà, ở nhà treo quốc cờ, mặc quốc phục, hầm nồi thịt với măng,  chiên chả giò…., thắp hương… trước là cúng tổ nước, kiến gia tiên, sau cùng là rỉ rả vừa nhâm nhi vừa tám….


Câu chuyện để tám thế nào đây? À thì nói xàm cho vui nhà vui cửa… Số là căn cứ vào các truyền thuyết là có thật, mình nhẫm tính từ khi lập quốc đến hôm nay đã 4.890 năm (?!).  Vậy mà cứ bảo bốn ngàn năm là lổ vốn rồi…. Sử liệu nước "Nam" của mình có nhiều điều mà các học giả nước ngoài phải học tập và kính phục như:


1- Tổ tiên nhân dân nước Văn Lang (nước Nam) là kết hợp giữa rồng và tiên, vì chưa tìm được mẫu hóa thạch, nên chăng trong điều kiện, phạm vi nào đó có thể xem như là kết hợp giữa khủng long và chim (vì chim biết bay như bà tiên và đẻ trứng?) được không nhỉ?


2- Một cuộc ly dị đầu tiên trong lịch sử loài người có ghi chép trong văn bản tư liệu chính là đoạn kết của cuộc hôn nhân  giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ .


3- Một sự phân chia tài sản thật công bằng, ông chồng nhận 50 đứa con, bà vợ nhận 50 đứa con.


4- Sau 110 năm nữa (thế kỷ kế tiếp), con cháu mình sẽ tự hào nước "Nam" ta có 5.000 văn hiến (?).


………


Oái…. mê trận viết bài đánh máy mà gần quên nhiệm vụ,  mình chạy xuống bếp ngay để trợ giúp bà xả đấy ạ… xém tí nữa là nồi hầm muốn cạn, chả giò chiên sắp khét rồi… he he he he ….


*************************


Photobucket


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Triều đại Hùng Vương

 Có bao nhiêu đời vua Hùng?
Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.

 Những nghi vấn, băn khoăn

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế ? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án).

Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

f
Lăng vua Hùng. Ảnh IE

Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.

Cuốn Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.

Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.

Có 18 đời vua hay 18 ngành vua?

Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu tiên đề cập tới và dường như dữ kiện đó được nhiều tác phẩm sử học, khảo cứu sau này ghi chép theo, thậm chí các tác phẩm ở dạng diễn ca cũng viết:
               

                Xưng Hùng Vương, cha truyền con nối,
                Mười tám đời một mối xa thư,
                Cành vàng lá ngọc sởn sơ,
                Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn.
                                                                        (Thiên Nam minh giá)

Hoặc như một số câu đối ca ngợi về thời đại Hùng Vương cũng đề cập đến có số 18. Thí dụ:

Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo
Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.

Nghĩa là:

Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ
Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.

Hay như câu đối:

Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.

Nghĩa là:

Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.

Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua:

“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”

Nghĩa là:

“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.

Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.

Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi…

Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622  năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hoả ức niên phương.

Nghĩa là:

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
Mười tám ngành vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

bee.net.vn

>> Nước Văn Lang và các Vua Hùng.

 

(Source: http://cuocsongviet.com.vn )

***********************************************

TÊN CỦA CÁC VỊ VUA HÙNG: (Trích: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm[3]. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

  1. Hùng Dương (Lộc Tục)
  2. Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
  3. Hùng Lân (vua)
  4. Hùng Việp
  5. Hùng Hy (trước)
  6. Hùng Huy
  7. Hùng Chiêu
  8. Hùng Vỹ
  9. Hùng Định
  10. Hùng Hy (sau)(Chữ "Hy" trong Hùng Vương thứ 5 và thứ 10 có ý nghĩa và cách viết khác nhau)
  11. Hùng Trinh
  12. Hùng Võ
  13. Hùng Việt
  14. Hùng Anh
  15. Hùng Triều
  16. Hùng Tạo
  17. Hùng Nghị
  18. Hùng Duệ

(Phantran sưu tầm)

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Hoang vu

HOANG VU…..

Về đâu khi nắng tắt dần trôi

Hoang vắng bến bờ chỉ thế thôi

Xưa tiễn em đi thêm luyến tiếc

Nay trông ngày đến mãi bồi hồi

Vui buồn trung hiếu qua nhanh nhỉ ?

Thương hận nhục vinh muốn hết rồi !

Bao dấu chân chim thân lìa tổ

Cuối đường giờ chỉ có mình tôi …

*************