Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Bảo vật hoàng cung VN

Thứ Bảy, 09/10/2010, 15:28 (GMT+7)

Mãn nhãn với bảo vật hoàng cung

TTO - Sáng 9-10, triển lãm “Bảo vật hoàng cung” đã chính thức khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

>> Bảo vật hoàng cung ra mắt công chúng

Triển lãm trưng bày 13 bảo vật có chất liệu chính bằng vàng khối và ngọc quý của vương triều Nguyễn như ngọc tỉ truyền quốc, kim ấn, bản kiếm… Đây là những báu vật vô giá chứa đựng những giá trị lịch sử phong phú, đồng thời phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các bảo vật triều Nguyễn được trưng bày tại Hà Nội. Năm 1961, nhân dịp Quốc khánh 2-9, một số ít trong số các bảo vật này cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Thời gian tới, khi Bảo tàng Lịch sử quốc gia hoàn thành, toàn bộ kho bảo vật hoàng cung (gồm hàng trăm bảo vật) sẽ được trưng bày phục vụ công chúng.

Y phục của vua thời vương triều Nguyễn (ảnh chụp lại) - Ảnh: Tiến Thành

Y phục của Thái tử thời vương triều Nguyễn (ảnh chụp lại) - Ảnh: Tiến Thành

 

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - nặng 8.500 gram, khắc hai dòng chữ: “Thập bát kim, trọng nhị bách tam thập tứ lạng tứ tiền tam phân - Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”,  có nghĩa: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8 (1827) - Ảnh: Tiến Thành

Ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long. - Ảnh: Tiến Thành

Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ” thời Nguyễn, thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thành

Mũ vàng triều Nguyễn, thế kỷ 19, có trọng lượng 720 gram

Cận cảnh chiều ngang của mũ vàng - Ảnh: Tiến Thành

Mặt trước của mũ vàng triều Nguyễn, thế kỷ 19 ,có trọng lượng 660 gram

Họa tiết bằng vàng tinh xảo trên mặt sau mũ vàng triều Nguyễn - Ảnh: Tiến Thành

Từ trên xuống dưới: kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19, có trọng lượng 1.250 gram và kiếm vàng “An dân bảo kiểm” năm Khải Định (1916-1925) có trọng lượng 580 gram - Ảnh: Ngọc Thắng

Cận cảnh chuôi kiếm vàng “An dân bảo kiểm” - Ảnh: Tiến Thành

Đài thờ bằng vàng cán ngọc, san hô, triều Nguyễn thế kỷ 19, mỗi chiếc có trọng lượng 2.150 gram - Ảnh: Tiến Thành

Cận cảnh họa tiết bằng vàng và ngọc của đài thờ - Ảnh: Tiến Thành

Sách vàng triều Nguyễn, năm Gia Long 5 (1806) có trọng lượng 2.100 gram

Cận cảnh chữ được khắc trên sách vàng - Ảnh: Tiến Thành

Bìa sách vàng được khắc hình rồng tinh xảo - Ảnh: Tiến Thành

Bộ ấm chén bằng ngọc và vàng triều Nguyễn, thế kỷ 19 có trọng lượng 2.635 gram - Ảnh: Tiến Thành

Chén ngọc bịt vàng triều Nguyễn, thế kỷ 19, có trọng lượng 776 gram - Ảnh: Tiến Thành

Chậu vàng triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911) có trọng lượng 1.400 gram - Ảnh: Ngọc Thắng

NGỌC THẮNG - TIẾN THÀNH

(Trích :  http://tuoitre.vn )

12 nhận xét:

  1. Xin con tem vàng ! Huynh ra HN coi rồi hả ?

    Trả lờiXóa
  2. @Đinh Công Tử:
    Hiiii.... Hồi trước đệ đi Hà Nội bằng xe lửa Thống nhất, còn lúc nầy đệ đi bằng máy bay khứ hồi của hảng hàng không Yàhú và GuGô hiền huynh ạ.... Hiiii.... Chúc hiền huynh và tẩu tẩu đêm nay ngủ ngon giấc nha. Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. @Đinh Công Tử:
    Hiiii.... Hồi trước đệ đi Hà Nội bằng xe lửa Thống nhất, còn lúc nầy đệ đi bằng máy bay khứ hồi của hảng hàng không Yàhú và GuGô hiền huynh ạ.... Hiiii.... Chúc hiền huynh và tẩu tẩu đêm nay ngủ ngon giấc nha. Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. ước gì ....của mình hén hh !

    Trả lờiXóa
  5. Chào muội! nếu là của nhà thì mình thì bán đấu giá lấy tiền chơi hụi giàu to mua máy bay riêng đi ta bà khắp thế giới hén? hiiii....

    Trả lờiXóa
  6. phuongtim
    Sao hỏng thấy tên PHAN TRAN được khắc ở đâu hết vậy huynh?


    @Phantran reply:


    Chào muội Phượng Tím, Chỉ có muội với Chuồn Chuồn Ngọc là quận chúa “cuối cùng” của tiên triều nên mới giấu được ấn kiếm không bị triều sau tịch thu nấu đúc làm thứ khác…., còn họ nhà huynh chưa có ai làm vua nước Nam nên không có đúc ấn kiếm…. trừ vua Phan Bá Vành và vua Phan Xích Long tuy cùng họ nhưng không cùng dân tộc Kinh …..
    Tuy nhiên bảo vật nhà Phan Trần vẫn có muội ạ… Hãy đọc hai chữ trên chiếc độc bình cổ bảo vật quốc gia thì khó chối cải  …. men da rạn "xịn zìn chón dách lầu mụ pho" nè ….hé hé hé hé  ……

    Trả lờiXóa
  7.  CuongDV

    10:58 11-10-2010
    Nếu tất cả là do bàn tay nghệ nhân VN làm thì thật tự hào.

    @Phantran reply:

    Chào CuongDV ! Thông thường là người nước mình chế tác bảo vật trấn quốc của Nam triều và giữ kín kỹ thuật không truyền ra nước ngòai (quốc cấm), nếu bất tuân thì bị khép vào tội “chính trị” và xử tử hình …. Chúc Cường thật vui vẻ thỏai mái cả tuần mới nhé! Thân mến.

    Trả lờiXóa
  8. MrTu_HuYe (Hội trưởng DTP)10:22 11-10-2010 .
    Tận mắt thưởng ngắm thì thật tuyệt vời, chú nhể !

    @Phantran reply:

    Tu_HuYe có điều kiện kế bên nhà tha hồ ngắm nhìn bằng mắt thường , cấm mò rờ sờ sọan vào “nó”nhá .... Hiiiii …. còn chú ở cách xa 2000 dặm nên chỉ xem ảnh ảo thui…hic hic hic hic .

    Chúc cháu thật vui khỏe cả tuần nha! Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  9. Comay:
    Muội thích 2 món bảo vật này!(bộ ấm ngọc dát vàng) đúng là mãn nhãn trước những bảo vật vô giá!

    @Phantran reply:

    Hiiii…. Đã là bảo vật quốc gia thì dễ gì mà mình sở hữu được, họa chăng là bị chôm chĩa đem bán cho nước ngoài … mà nhà tỷ phú nào đó tranh mua được…. Nói đến đây nhớ đến lời “than phiền” của cựu hòang …. Số là các vật bàn giao có trong danh sách liệt kê, giờ lại thấy nằm trong tay nhà tư nhân nào đó (hic) …..

    Trả lờiXóa
  10. @Vosiquy:

    Kim Ảnh

    May mà còn ảnh để mà xem
    Vàng thật có không thấy đả thèm
    Vật Đổi Sao Dời còn mấy chút
    Cành Vàng Lá Ngọc được bao lăm
    Thằng Tây thắng thế chôm nhiều bận
    Kẻ Trộm mánh lừa cuỗm mấy phen
    Chưa thấy Bảo Tàng công bố rõ
    Bao nhiêu hiện vật còn nguyên hen ?

    @Phantran reply:

    Chào bạn Vosiquy ! Bây giờ mạng hơi khá hơn lúc đầu hôm, định họa lại một bài với bạn nhưng với 56 chữ không đủ ý , đành viết trả lời bạn nhé! Thật ra đối với các bảo vật của vương triều Nguyễn, mình cũng đã xem được một ít tư liệu. Sau khi ban chiếu thoái vị, vị vua cuối cùng bàn giao ấn , kiếm ... cũng như các bảo vật "quốc gia"cho chính phủ mới.... , khi Pháp trở lại VN, họ tìm được một chiếc rương chôn giấu ấn kiếm của vị vua nầy vì "chính phủ" mới chưa kịp đem vào khu an toàn, họ giao lại cho BĐ , vị vua cũ nầy không xưng là hoàng đế như trước mà dùng mỹ từ "quốc trưởng". Ông ta đem theo qua Pháp luôn. Do đó các báu vật trên chỉ còn từ Khải Định trở về trước mà thôi.... Còn số phận các bảo vật nầy về sau thì các nhân chứng tuy đã già nhưng cũng hãy còn ít nhiều, để các vị này thanh - thuyết minh với quốc dân đồng bào .... hiiiiiii..... Chúc bạn ngủ ngon. Thân mến.

    Trả lờiXóa
  11. Muội chấm bô nầy thôi hà ! ước gì muội có nó hén hh

    Trả lờiXóa
  12. Úi ...Nhà của Huynh có nhiều báu vật quá ...

    Trả lờiXóa