Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Xướng họa Quý- Trần

Vsiquy

23:03 09-12-2010

Họa Tìm Thăm Em của Phan Trần

No-en sắp đến trong Đông lạnh

Tuyết bắt đầu rơi nhòa trắng ảnh

Nghĩ dại người em  buồn đáu đau

Lo  khờ cháu nhỏ thương canh cánh

Bên đường cột mốc xám xanh xao

Cạnh phố đèn ghi vàng đỏ quánh

Cái lạnh cuối năm lòng tái tê

Giáp năm người chị vừa trao gánh.

*******************

@Phantran đáp họa :

Phantran đáp:

TỰ SỰ

Se thắt từng cơn tê buốt lạnh

Trăng thề tan vỡ chìm hư ảnh

Đò xưa trễ hẹn khách buông tay

Dáng cũ nhanh trông chim sãi cánh

Gối chiếc tàn canh nổi tịch liêu

Chăn đơn xế bóng lòng cô quạnh

Ngậm ngùi mây phủ trắng trời đông

Lê gót nặng mang vai mỏi gánh./.

************************

3 nhận xét:



  1. @Lính già-Nguyễn Bảng:
    23:51 09-12-2010
    Anh ơi. Cho em hỏi thật anh một chút nhé. Thể thơ anh và anh Võ Sĩ Quý làm này là thể thơ gì vậy. Thực tình là em chưa biết thể thơ này anh ạ. Có lẽ là thể thơ của Nhật phải không anh. Em thấy rất khó gieo vần và liêm luật thì cũng khó hiểu nữa cơ.
    ************************
    @Phantran reply:
    Chào hiền đệ Nguyễn Bảng! Chúc hiền đệ cả ngày thật vui khoẻ và hai ngày cuối tuần thật hoành tráng nghen.

    Về việc đệ hỏi, huynh trả lời vắn tắt như sau: Bài thơ của huynh và @Vosiquy là Đường luật đấy. Thể thơ Đường tám câu hoặc bốn câu có hai luật là “trắc” và “bằng” , đệ đọc chữ thứ nhì câu 1 và câu 8 của bài, nếu cùng loại là “trắc” là “luật trắc”, cùng loại “bằng” là “luật bằng”. Nếu không cùng loại là thất niêm (bị hỏng). Về vần có hai loại là vần bằng (đại đa số các thi sĩ dùng vần nầy) và loại vần trắc. Vần trắc ít ai làm vì “khó thông cảm” (hiiii…). Trong Đường thi, khi xướng hoạ với nhau thì hai bài thường khác luật nhưng chung từ cùng vần. Điều tối kỵ là cấm sử dụng lần thứ hai (từ đã có) trong bài của mình, trừ thành ngữ, nhị điệp, cà lăm khôi hài v.v….) nếu vi phạm xem như hỏng! Về đối thì từng cặp tranh thủ từng cặp từ cùng loại và bằng trắc đối nhau…. Đệ tham khảo thêm trong các sách vở…. Về thơ Nhật thì huynh không biết…(hiiii…), huynh chỉ mới học lóm từ giáo sư Thang Ngọc Pho thể thơ Nhật cách tân áp dụng vào lục bát Việt Nam vài câu thôi hà…. Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. hiiii........... bửa nay M gặp lại HH và VSQ xướng họa luật trắc nha ! lúc nầy M lười rùi hh ui ! ý tứ ko có để họa với hh , qua đọc thui hà ( Muội hỏi chút nghen , về đường luật M thấy có nhiều người làm ko cùng vần thí dụ ơi mà thành ôi tiếp theo , M đọc nghe ko thuận chút nàovậy có được ko ?và cũng có người vào câu đề là 1 vần khác , xuống kế họ tiếp vần khác và tiếp theo 4,6,8 họ mới cùng với vần câu thứ 2, vậy có được ko , phải thất niêm ko HH ?

    Trả lờiXóa
  3. @Nguyenbuu:
    Hiiii.... Huynh hơi... hơi... tám... tám... nghen!
    Về nguyên tắc Đường luật nghiêm chỉnh thì các từ có vần "ui, oi, ơi, ôi" không cùng vần nhau, rõ ràng là phát âm chuẩn của người Việt đọc sẽ khác nhau, cách đọc khó khăn (khổ độc) gieo vần thật là vũ phu (hiiii....) giống như cưỡng bức còn gọi là" vần cưỡng", đâu còn cái gì duyên dáng của thơ Đường?, Đường luật đã cho phép lệ bất luận rồi hà cớ còn xâm lấn chi thêm? Hiiiii ... Giám khảo chấm thi đọc khổ sở bèn.... đánh rơi ngay bài nầy. Tương tự vần "ung" và "ông" cũng cũng không được và nhiều thí dụ khác. Tuy nhiên có thể châm chước cho vần "ăm" với "âm", vần "im, êm, iêm, " và vần "ưng với uân" nhưng đừng quá lợi dụng kéo qua vần "ân" thì hỏng bét ... và vài thí dụ khác tự chiêm nghiệm.
    Vì là thơ luật, nên phải nghiêm chỉnh chấp hành luật thơ.... nếu cải biến phá cách thì còn đâu là thơ Đường luật nữa...., thi sĩ "nào đó" đừng làm thơ Đường luật nữa mà nên làm " thơ tự do" thì sẽ nổi tiếng hơn (?).
    Chính giáo sư Thang Ngọc Pho cách đây vài tháng cũng than phiền vì đọc xong liền đề nghị tác giả "nào đó" chỉnh lại vần, niêm , luật.... thì có người tự ái không hài lòng...
    Việc nầy thì huynh đã lường trước từ lâu, cho nên từ lúc mở blog 4 năm qua huynh không bao giờ phê bình sửa chửa ai cả , nếu vì thâm tình thì huynh mượn vận họa trả lời, trường hợp vận thơ của người xướng bị hỏng, huynh tránh việc họa thơ bất đắc dĩ....

    Trả lờiXóa