Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

CLOSED- Đóng cửa

KHÉP CỬA

Khép lại niềm đau sự chẳng tùng,
Khép mình nghe tiếng đất trời rung.
Khép hờ thi phú tình vô tận,
Khép kín kệ kinh pháp mạt cùng.
Khép mắt chia lìa đời ảo giác,
Khép lòng giữ vẹn tấm kiên trung.
Khép hồn cô lữ sầu trăn trở,
Khép lại niềm đau sự chẳng tùng.
*************

10 nhận xét:

  1. Niềm đau thì cứ khép lại Thầy à.

    Dạo này Thầy có khỏe k ạ.

    Trả lờiXóa
  2. @Nhumay:
    Cám ơn em ghé thăm để còm thăm hỏi, thầy vẫn còn đau (lòng) lai rai em ạ.... Chúc 3M ngủ ngon mơ tuyệt đẹp nha, sáng mai sẽ thành hiện thực nhá! Thân mến nhiều. Mời em dùng nước cho vui nghen!

    Trả lờiXóa
  3. Trời ơi nhìn cái khóa chắc quá.

    Trả lờiXóa
  4. @Binhthuytinh:
    Chào Binhthuytinh ! Ổ khoá trên là của Ý sản xuất, đồ thật nhập về chớ không phải hàng dõm nhái Cholon ở SG đâu áh! Cái móc lâu ngày bị hoát rồi nên mình mua loại mới đẹp và bền hơn trước hiiiiiii…. Chúc Binhthuytinh thật vui khoẻ thoải mái nghen, thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. "Khép mắt chia lìa đời ảo giác"
    Câu nầy quá mê huynh à
    Muội thấy Closed, ngỡ là huynh đóng cửa nhà Mul chứ, sao huynh viết closed mà cửa lại mở hả huynh?

    Trả lờiXóa
  6. @Nilan:
    Muội Nilan mến!, còn câu thứ ba “Khép hờ thi phú tình vô tận…” . Vì lý do đang lo sợ chuyện bất ngờ không lành sẽ xảy ra trong tương lai muội ạ. Khép đóng tất cả những gì cần phải im hơi lặng tiếng nhưng “tình người” vẫn còn “vô tận”, do đó cửa chỉ “khép hờ” và cần thiết mở khi nào có chọn lựa suy tính thật cẩn trọng và hoàn hảo …. Chúc muội ngủ ngon mơ đẹp nghen. Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  7. 1. Khoản thơ phú bui tui hơi bị kém cho nên chỉ đọc thưởng thức thôi. Nhưng dẫu sao thì sự khép cửa là không ai muốn, Vây thì câu đầu tiên của bạn là : Khép lại niềm đau sự chẳng đừng, hay chẳng tùng ?
    2. Bên PNH thấy bạn muốn mọi người phẩm bình về thơ phú và văn chương trên Đại Nam Lạc Cảnh, bu tui ủng hộ vô cùng và chép bạn đọc một văn bia trên đó, để moi người xem có đáng được gọi là văn hóa không.

    .

    Trả lờiXóa
  8. Bu tui đã đến quê hương bạn một lần và đây là kỉ niệm nhớ mãi

    KỈ NIỆM THỦ DẦU MỘT

    Nghe đồn thị xã Thủ Dầu Một ở tỉnh Bình Dương có một địa điểm du lịch tâm linh với cái tên rất oách “Lạc cảnh Đại Nam văn hiến” thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Hỏi những người đi thăm công trình này về họ chỉ nói được vĩ đại, có người nhấn mạnh vĩ vĩ đại, hoặc trên cả vĩ đại. Vậy là cả nhà bu chọn sáng mùng 3 (tết kỷ sửu) lên xe thẳng tiến về Thủ Dầu Một. Bà xã Bu nghe ai bảo năm nay xuất hành hướng tây bắc đại lợi nên vốn dĩ lười du lịch nhưng Đại Nam ở về hướng ấy thì mặt mày rạng rỡ lắm. Càng rạng rỡ hơn khi trên tay bế cậu cháu đích tôn 7 tháng tuổi, bên cạnh là đức ông chồng sẵn máu giang hồ vặt, cùng vợ chồng cậu con trai. Đến cổng mua vé thì trời nắng như đổ lửa. Mặt bằng chung quanh nghe đâu đến 450 ha mà đầy ắp ô tô, tất cả các cổng vào, người đông nghẹt, chen lấn nhau như hồi bao cấp xếp hàng mua lương thực cuối tháng. Bu vất vả lắm mới đi sát được bà xã để dương ô che nắng cho thằng cháu. Lọt vào khỏi cổng, cả nhà mệt phờ, tìm chỗ ngồi tránh nắng và thở cho lại sức. Bu thực sự bàng hoàng trước những thành quách, đền đài, cung điện, sông suối, núi non, của công trình du lịch tâm linh. Tận trên cao tất cả các cổng vào ra đều có đề thơ bằng chữ quốc ngữ của tác giả Huỳnh Ngu Công. Mới đọc thấy lạ, càng đọc càng lạ, chẳng hạn:
    “Về thăm văn hiến Hàn Thuyên
    Câu thơ lục bát điệu huyền Nam ai
    Về thăm văn hiến Như Lai
    Khi về chở cả trúc mai Việt Thường”
    Nhà thơ này cốt làm cho có vần lục bát chứ không nói lên được ý nghĩa gì. Ông ta không hiểu văn hiến là gì, không hiểu Hàn Thuyên và Như lai cho rõ, nên mới ghép thành văn hiến Hàn Thuyên và văn hiến như Lai. Đọc xong lại đưa máy lên chụp, cứ thế, hết bài nọ đến bài kia, cho đến khi quay lại chỗ ngồi tránh nắng lúc mới vào thì vợ con đã biến đâu mất. Bu chạy đôn chạy đáo, tìm hết đền đài, cung điện, núi non, vườn hoa..., nhưng chẳng thấy một ai. Bấy giờ mớ tự chê mình lú lẫn, tìm 4 mạng người giữa vạn người khác nào mò kim đáy bể, sao ta lại không sử dụng điện thoại di động? Nhưng sờ vào túi quần thì người nhẹ hẩng như sắp bay lên mây, chú dế điện tử không cánh mà bay mất tiêu. Trong đầu thoáng nghỉ chẳng sao, cùng lắm thì sẽ đi tắc xi về Sài Gòn, nhưng hởi ôi, sờ khắp người không một xu dính túi. Bấy giờ mới hoảng. Một chú bảo vệ khu du lịch thương tình gọi điện thoại hộ, nhưng khốn nỗi Bu không hề nhớ số điện thoại của bất cứ ai kể cả số của vợ. May thay trong một mẫu giấy nhỏ chẳng hiểu sao có ghi số của một anh bạn ngoài Hà Nội. Phải nhờ anh bạn này gọi ngược vào Bình Dương cho vợ hoặc con trai báo “trẻ lạc”. Trong khi chờ bạn Hà Nội trả lời thì chú bảo vệ khu du lịch hốt hoảng: Thôi chết em rồi, đứa con gái em dưới quê lên chơi, mới đứng đây lại bỏ đi đâu mất. Anh ta tất tưởi chạy đi tìm con và kéo Bu chạy theo: Bác phải chạy theo em để còn nghe bạn bác trả lời chứ. Thế là cả hai níu tay nhau cùng chạy giữa muôn trùng người ngợm và bụi bặm. Cho đến khi mệt bở hơi tai, cả hai cùng ngồi thở phì phò dưới một gốc cây thì bu gặp bà xã mặt mũi hớt hải, hai mắt đỏ kè chạy đến, rền rĩ: Trời ạ, từ nãy đến giờ anh bỏ vợ con đi những đâu?
    Sau mấy chục năm chung sống lần đầu bu bị lạc vợ, cũng nhờ thế mà lần gặp này sao thấy nàng xinh đẹp và đáng yêu lạ. Không có du lịch tâm linh Thủ Dầu Một, không có kẻ bất lương đánh xoáy điện thoại đi động chắc chi Bu đã có được kết luận phi phàm ấy. Hehehe...





    Trả lờiXóa
  9. @Bulukhin:
    Thật khó nói lắm Bulukhin ạ…!! Vì bởi mình không phải là một nhà phê bình văn học, bản chất chỉ là tên giáo làng nhà quê dạy lý hoá …. Còn về văn chương chỉ lỏm bỏm theo hầu các cụ thôi….
    Nếu phê phán thiên hạ mình không đủ khả năng, mình chỉ biết nghe và nhìn mà thôi
    1. Về nghe:
    - Các bài thơ vẫn chưa phù hợp phần phù bình thanh hoặc trầm bình thanh, nên các bài thơ vĩ đại được tạc bia khắc vách khi đọc lên “hình như” bị khổ độc” (!), hãy xem một thí dụ bài thơ thủ vĩ ngâm “vịnh kỳ đài” thì rõ mồn một, chưa nói đến hai cặp đối đã đủ chuẩn hay chưa? Mình đã chỉ ra và nói riêng với bạn thân như Nguyễn Hải Thảo và Denxixi lúc đi tham quan tìm nơi mát mẻ off cho vui mà thôi.
    - Các đoạn văn ngắn (gần như thể phú ) là những ẩn tình gì đó mà chủ nhân muốn nhắn gởi… nếu muốn hiểu thì phải đặt tâm trạng hoá thân vào chủ nhân …. Mà cái nầy nếu ta chê thì làm mất lòng “chủ nhân”, nếu ta khen … hoá ra “nịnh” . Tác giả tự đặt mình là ngu như “Ngu công” bên Tàu… và lại tự chỉnh họ lót “Phi” thành “Uy” … thế có “ngu” không nhỉ?
    2- Về nhìn:
    Đây là một công trình đồ sộ bậc nhứt ở miền Nam Việt Nam, các hạng mục nhằm tái hiện các hình ảnh đã vào lòng người, tuy có “cách tân” nhưng cũng để làm cảnh trang trí đẹp mắt du khách… Từ một vườn cao su tiểu điền đến nay đã thành một kinh thành hoành tráng … đem đến phút thư giản cho mọi người và phải thông qua “tiền vé” cũng khá mềm, du khách có thể đến mà trầm tư mặc tưởng dưới bóng cây hoặc vào các quán chay mặn… hoặc nô đùa với các trò chơi thót tim…
    Mình cũng là hàng xóm kế bên nhà đã thấy mặt nhau hàng ngày mấy mươi năm qua, nhà cách có một hàng rào đơn sơ lúc xưa đến nay đã là trường thành… , tuy không họ hàng chi, nhưng bản thân mình cũng không muốn bình phẩm góp ý gì cả, vì đó là công việc suy tính cá nhân, tài sản riêng tư, không phải của NN quản lý…
    Vài hàng “tám” chút xíu cho vui … chúc cả tuần mới thật vui khoẻ nghen. Thân mến.

    Trả lờiXóa
  10. @Bulukhin:
    Chào Bulukhin ! Rất vui được biết bạn ghé thăm Bình Dương dịp tết vừa qua…., điện thoại của mình và bạn sao giống nhau như thế hí! Hiiiiii… Bạn thì khoẻ mạnh thật hạnh phúc đấy, còn mình dịp tết thì mới xuất viện…(hic), nếu bạn rảnh rổi mời bạn CLICK vào trang
    http://phantran53.multiply.com/journal/item/270/270
    (Không còn có tôi)
    xem trước giao thừa mình như thế nào…hụ hụ hụ hụ ….(:-D))~

    Trả lờiXóa