Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Nói dóc đừng tin... (I) : Huyền khoa giản lược trích yếu : "Kinh Dịch"

Rating:
Category:Other

BỐC DỊCH NHẬP MÔN



Thưa các bạn!


Theo yêu cầu một số bạn hỏi lại về ý nghĩa quyển Kinh Dịch mà trước đây Phantran đã viết tóm lược post trong entry “Lý học Đông phương 1 và 2”. Các bạn nên tìm mua một quyển Kinh Dịch đã dịch sang Việt ngữ để theo dõi. Riêng Phantran chỉ hướng dẫn cho các bạn về cách bốc dịch, chủ yếu để các bạn giải trí, riêng về nội dung đạo lý của Thánh hiền, các cách đối nhân xử thế của người quân tử qua các hào… v.v…. thì các bạn tự tham khảo.


Hôm nay Phantran sẽ viết lại, nhưng kỳ này chỉ viết sơ giải tóm tắt để các bạn theo dõi, thứ đến là giúp các bạn tìm hiểu về “bốc dịch”, chủ yếu là góp vui, đây là phần chính của loạt bài.


I)- Hình tượng các “hào”:


*Hào dương: vạch ngang liền _____ tượng trưng cho dương (+)


*Hào âm : vạch ngang bị đứt __ __ tượng trưng cho âm (-)


II)- Hình tượng của tám quái (quẻ): gồm ba hào đặt chồng lên nhau, thí dụ: 8 quẻ đơn gồm:


1)- Quẻ “Càn” : vi “thiên” (trời) gồm ba vạch liền chồng lên nhau


_____ (cả ba đều liền)


_____


_____


2)- Quẻ “Đoài”: vi “trạch” (đầm lầy)


__ __ (đứt 1 trên liền 2 dưới)


_____


_____


3)- Quẻ “Ly”: vi “hoả” (lửa)


_____


__ __ (đứt chính giữa)


_____


4)- Quẻ “Chấn”: vi “lôi” (sấm)


__ __ (đứt 2 trên liền 1 dưới)


__ __


_____


5)- Quẻ “Tốn”: vi “phong” (gió)


_____


_____


__ __ (liền 2 trên dứt 1 dưới)


6)-Quẻ “Khảm”: vi “thuỷ” (nước)


__ __ (đứt 2 trên liền 1 dưới.)


__ __


_____


7)-Quẻ “Cấn”: vi “sơn” (núi)


_____


__ __


__ __ (đứt 2 dưới liền 1 trên)


8)- Quẻ “Khôn”: vi “địa” (đất).


__ __ (cả 3 đều đứt)


__ __


__ __


III- Hình tượng của 64 quẻ bát quái:


Lấy hai quẻ đơn đặt chồng lên nhau ta sẽ có tất cà 64 quẻ kép, mỗi quẻ kép có tên gọi và ý nghĩa riêng của nó. (xem bài đã post trong entry “Lý học Đông phương ”)


* Các bạn nhớ học thuộc lòng số thứ thự và tên của tám quẻ kể trên. Số thứ tự này là phần tiên thiên bát quái tôi sẽ đề cập cách sử dụng sau này.


* Hình tượng của “bùa bát quái” là hình bát giác chia thành 8 phần bằng nhau, mỗi phần là một quẻ, chính giữa là vòng thái cực, vòng thái cực có hai phần đen (thuần âm- thái âm ) và phần trắng (thuần dương- thái dương), tuy nhiên mỗi phần âm hoặc dương đều có “thủng một lổ” gọi là “đới” , lổ trắng là thiếu dương, lổ đen là thiếu âm, trong âm hoặc dương đều có liên “đới” với nhau để biến đổi (biến dịch) dương thành âm hoặc ngược lại v.v… .


*******************


Ghi chú : ta thấy hai quẻ càn và khôn là hai thái cực đối nhau. Càn là quẻ “thuần” dương, khôn là quẻ thuần âm. Khi dùng từ càn khôn là ý nói đến trời đất, là Thiên phụ Địa mẫu…. do đó khi lấy lá số tử vi tìm vận hạn của nước Việt Nam thì ta áp dụng VN là “nam mệnh” hay “nữ mệnh”? Nếu chiếu theo sách vở của “Tây” thì Việt Nam (và các nước khác) đều là giống đực (Le Vietnam…) chỉ duy nhất nước Pháp là giống cái… Chúng ta người Đông phương (VN) có lẽ lấy giống cái chắc ăn hơn vì địa mẫu, quê mẹ, mẹ sinh em bé, còn cha thì… vô sự… , chuyện cũ kể rằng: có hai anh em ruột, cha mẹ chết hết, khi chia gia tài, ông anh trưởng tộc phân gia sản làm hai phần, phần cái thì của anh hưởng, phần đực là của em thừa kế gồm đực rựa và con chó đực…. hìhì …. giống đực hổng dám có giá đâu (?), người ta trồng cây gì, nuôi con gì, cũng đều chọn giống cái thế mà tại sao thiên hạ lại khoái có con là “người ta đực” … hahaha !( xem tiếp bài 2)


BỐC DỊCH NHẬP MÔN (2)


I- Ôn lại các loại quẻ (quái):


1/Quẻ đơn: gồm 8 quẻ (bát quái), mỗi quẻ có ba hào (hào là các vạch liền-hào dương; hoặc đứt giữa-hào âm), thứ tự đếm từ dưới lên.


Tên các quẻ và thứ tự theo tiên thiên bát quái: Càn (1), Đoài (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Cấn (7), Khôn. (8)


2/Quả kép: gồm 64 quẻ , mỗi quẻ gồm hai quẻ đơn chồng lên nhau, nếu hai quẻ chồng lên giống nhau gọi là trùng quái (quẻ thuần).


Quẻ đơn nằm dưới gọi là nội quái (hay còn gọi là hạ quái), có 3 hào đếm từ dưới lên gồm: sơ, nhị, tam. Quẻ đơn thứ nhì nằm trên nằm trên gọi là ngoại quái (hay còn gọi là thượng quái) cũng có 3 hào đếm tiếp từ dưới lên là tứ, ngủ, lục.


II- Đại ý các quẻ:


Mỗi quẻ gồm 6 hào, đếm từ dưới lên trên, mỗi hào là một ý nghĩa sự việc của triều chính, của đức tính người quân tử - hay tiểu nhân, dùng để đối nhân xử thế hoặc lập kế hoạch cho nhà nước các vương triều, do Thoán viết và Chu Hy chú giải, sau đó Đức Khổng tử san định lại, riêng bài này chỉ là toát yếu nên soạn giả lập lại trình tự có khác đôi chút để cho các bạn dễ theo dõi và học thuộc lòng tên các quẻ. Sau đây là tóm tắt ý nghĩa của 64 quẻ:


1- Bát thuần khôn: thuận lợi, đi phía Tây Nam gặp bạn, đi phía Đông Bắc mất bạn, điều tốt.


2- Bát thuần càn: cứng, tốt, mạnh mẻ, đầy đủ, thông suốt, có lợi, trong sạch.


3- Bát thuần ly: sáng, đẹp, lệ thuộc, hanh thông, nuôi trâu cái thì tốt.


4- Bát thuần đoài: vui vẻ, hanh thông, chính thì có lợi.


5- Bát thuần tốn: vào, thuận, hanh thông, ra mắt đại nhân thì có lợi.


6- Bát thuần khảm: Kềm hảm, hiểm trở, nhưng không mất lòng tin.


7- Bát thuần chấn: chấn động, sấm nổ thời hanh thông.


8- Bát thuần cấn: ngăn cản cái đáng ngăn, ngăn cản đúng chỗ.


*Trên là tám quẻ thượng và hạ quái giống nhau. Còn lại ta đọc tượng hình quái trên (ngoại) rồi tượng hình quái dưới (nội), sau đó là tên.


9- Địa phong thăng: tiến lên, hanh thông, ra mắt đại nhân đừng lo, đi về hướng Nam có lợi.


10- Địa lôi phục: phục hồi, trở lại, bảy ngày trở lại, tiến tới thì lợi.


11- Địa trạch lâm: lâm vào, tìm nhau, hanh thông, chính thì lợi.


12- Địa thiên thái: thông thái, bỏ nhỏ lấy lớn, tốt, hanh thông.


13- Địa hoả minh di: bị thương, ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan.


14- Địa thuỷ sư: nhiều, dân lính đông đảo, lấy lòng nhiều người thì lợi.


15- Địa sơn khiêm: khiêm nhượng, nhúng nhường thì hanh thông, quân tử trọn vẹn.


16- Thiên phong cấu: gặp gở, cấu kết, con gái mạnh hơn chớ hỏi cưới.


17- Thiên sơn độn: lui ẩn, trốn đi thì hanh thông, tiểu nhân đắc chí.


18- Thiên địa bỉ: bế tắt, không hợp thời, quân tử bất lợi, lớn đi nhỏ lại.


19- Thiên thuỷ tụng: bàn luận, kiện cáo, ra mắt đại nhân có lợi, vượt sông lớn bất lợi.


20- Thiên hoả đồng nhân: thân thiện, cùng ở với người, quân tử lợi, vượt sông lớn lợi.


21- Thiên lôi vô vọng: không càn bậy thì tốt, lợi ở sự chính, tiến đi bất lợi.


22- Thiên trạch lý: lễ phép, từ mềm đến cứng, đạp đuôi hổ chẳng sao, hanh thông.


23- Hoả trạch khuê: ở ngoài, trái với khác nhau, ở việc nhỏ thì tốt.


24- Hoả lôi phệ hạp: ăn, cắn được hanh thông, cắn để trừng phạt thì tốt.


25- Hoả sơn lữ: lữ khách, đi xa nhà chính đáng thì tốt.


26- Hoả phong đỉnh: cái lư, cái đỉnh, cái vạc nấuu tốt đẹp.


27- Hoả thuỷ vị tế: không hợp, mất, chưa xong, bất lợi.


28- Hoả địa tấn: tiến, ban ngày được tiếp ba lần, khanh hầu dùng ngựa nhiều.


29- Hoả thiên đại hữu: nhiều người, có lớn thì hanh thông.


30- Thuỷ trạch tiết: tiết giảm chừng mực, dè dặt khổ sở không lấy làm bền được.


31- Thuỷ lôi truân: truân chuyên hiểm trở, dựng tước hầu thì có lợi.


32- Thuỷ hoả ký tế: hợp nhau, đã định rồi, đã xong rồi.


33- Thuỷ sơn kiển: tai nạn, què, chột, lợi ở Tây Nam, bất lợi ở Đông Bắc.


34- Thuỷ phong tỉnh: giếng nước, đổi nhà (ấp) không đổi giếng.


35- Thuỷ thiên nhu: nhu cầu, thuận, chờ đợi, tiến qua sông lớn thì lợi.


36- Thuỷ địa tỵ: thân mật, gần gủi tốt, đoán lần thứ nhì giống như lần trước.


37- Thuỷ trạch khổn: gian nan, khốn cùng, có nói chẳng tin.


38- Trạch địa tụy: tụ họp hanh thông, vua đến nhà miếu, ra mắt đại nhân được lợi.


39- Trạch sơn hàm: mau chóng, cảm xúc, hàm chứa, giao cảm, lấy con gái thì tốt.


40- Trạch phong đại quá: nhiều quá, lớn đến nổi cái cột cong lại, tiến thì lợi, hanh thông.


41- Trạch lôi tuỳ: thuận theo, theo nhau mà hanh thông, ở điều chính có lợi.


42- Trạch thiên quải: quả quyết, có lòng thành kêu gọi mọi người.


43- Trạch hoả cách: cải cách, thay đổi, lúc đầu chưa ai tin, lúc sau mới tin.


44- Phong thiên tiểu súc: ít quá, chứa ít thì hanh thông, mây kín không mưa, dời đô về Tây.


45- Phong hoả gia nhân: ở trong, người nhà, như con gái trinh chính thì lợi.


46- Phong thuỷ hoán: ngừng lại, lìa xa, vua đến nhà miếu vượt qua sông thì lợi.


47- Phong địa quan: quan sát, đi cùng với lòng tinkhông vụ lợi, đáng kính.


48- Phong trạch trung phu: tin cậy, thông cảm được mọi vạn vật, qua được hiểm nghèo.


49- Phong sơn tiệm: tiến đến dần dần, con gái về nhà chồng thì tốt.


50- Phong lôi ích: ích lợi, tiến qua sông lớn thì lợi.


51- Lôi địa dự: vui vẻ, sáng, dựng tước hầu ra quân thì lợi.


52- Lôi thuỷ giải: tiêu tán, gải tán, cởi mở, trở về cái cũ, đi sớm về sớm thì tốt.


53- Lôi phong hằng: hằng còn, không đổi, thường lâu thì có lợi.


54- Lôi sơn tiểu quá: ít quá, làm việc nhỏ thì tốt, việc lớn thất bại.


55- Lôi trạch quy muội: cô em bé khập khểnh về nhà chồng, tiến đi thì xấu, bất lợi.


56- Lôi hoả phong: nhiều, thịnh vượng,, vương triều cục thịnh, trung hiếu vẹn toàn.


57- Lôi thiên đại tráng: chí khí lớn, mạnh, chính thì tốt.


58- Sơn hoả bí: trang sức thì hanh thông, nên tiến nhiều được chút lợi.


59- Sơn thiên đại súc: tụ nhiều, chứa nhiều, vượt qua sông lớn thì lợi.


60- Sơn trạch tổn: hao tốn, rút bớt, rút của dân phụng sự cho vua.


61- Sơn lôi di: nuôi dưỡng điều chính thì tốt, xem cách nuôi để tự nuôi mình.


62- Sơn phong cổ: có sự việc, đổ nát rồi có việc mới tốt, vượt sông lớn có lợi, trước sau ba ngày.


63- Sơn thuỷ mông: mê muội, mờ mịt, non trẻ ngây thơ thì hanh thông.


64- Sơn địa bác: bài bác, mục nát, vở lẽ, tiến đi thì không lợi..


III- Cách đọc tên quẻ:


Ta đọc tượng hình của thượng quái rồi đến tượng hình của hạ quái, kế đến là tên của quẻ. Thí dụ quẻ “Lôi thiên Đại tráng” :


__ __ hào lục


__ __ hào ngũ


_____ hào tứ


_____ hào tam


_____ hào nhị


_____ hào sơ


 BỐC DỊCH NHẬP MÔN (3)


TIÊN THIÊN BÁT QUÁI



Các bạn dựa vào tượng hình, biểu ý và thứ tự của các quái theo tiên thiên bát bái để an quẻ. Việc gì xãy ra trước ta dùng sự việc đó làm thượng quái, việc gì xãy ra sau thì làm hạ quái.


I- An theo lịch :


a/Quẻ chánh: (là đề tài)


Thí dụ ngày năm sửu, ngày 15, tháng 8, giờ tỵ ,ta đi tìm hồ sơ để trong tủ lâu ngày bị thất lạc! Biết rằng thứ tự 12 chi thì tý là số 1 , sửu là 2 ….. đến hợi là 12.


Cách làm: Tính tổng số của năm tháng ngày


* Tìm Thượng quái:


( TS năm + tháng + ngày) trừ bội số của 8 = số thứ tự là tên thượng quái.


Năm Sửu =2


Tháng 8 = 8


Ngày 15= 15


Tổng cộng =25 . Trừ bội số 8 = thượng quái.


25- 24 = 1 = càn (thiên)


* Tìm Hạ quái:


(TS năm + tháng + ngày + giờ ) trừ bội số 8 = số thứ tự là tên hạ quái.


(Năm sửu =2 ) +( tháng tám = 8) + (ngày rằm =15) +( giờ Tỵ =6) = 31


31- 24= 7 cấn (sơn)


Ta xem tượng hình trời là càn (thiên) và tượng hình núi là cấn (sơn) ta an được quẻ chánh : “Thiên Sơn độn”: ( dùng nghĩa của quẻ là trốn, lui, ẩn..…)


Hào 6 _______


Hào 5 _______


Hào 4 _______


Hào 3 _______


Hào 2 ___ ___


Hào 1 ___ ___


b/Quẻ hộ: (là giúp đỡ, diễn tiến…)


Dùng hào 5,4,3 của quẻ chính làm thượng quái cho quẻ hộ và dùng hào 4, 3, 2 của quẻ chính làm hạ quái cho quẻ hộ : ta được quẻ hộ là “Thiên phong cấu”: ( dùng nghĩa của quẻ là gặp gỡ….)


Hào 6 _______ ……-> Hào 6 mới (hào 5cũ) _______


Hào 5 _______ ……-> Hào 5 mới (hào 4cũ) _______


Hào 4 _______…….-> Hào 4 mới (hào 3cũ) _______


Hào 3 _______ ……-> Hào 3 mới (hào 4cũ) _______


Hào 2 ___ ___ ……-> Hào 2 mới (hào 3cũ ) _______


Hào 1 ___ ___ ……-> Hào 1 mới (hào 2cũ ) ___ ___


Chánh : Độn ………………..............….-> Hộ: Cấu


c/ Quẻ biến: (là kết quả)


Ta dùng tổng số của toàn quẻ chánh trừ đi bội số của 6 sẽ có kết quả là động hào nào đó với đáp số <= 6. [Nếu trường hợp bằng không ( 0 ) thì động hào là hào 6.]


Như thí dụ trên ta có:


31 – 30 = 1 ….-> vậy là động hào sơ (hào 1) . Hào này là hào âm bi bị động sẽ biến thành hào dương:


* Quẻ chánh thành quẻ biến :


Thiên hoả đồng nhân : ( dùng nghĩa thân thiện cùng với người….)


Hào 6 _______


Hào 5 _______


Hào 4 _______


Hào 3 _______


Hào 2 ___ ___


Hào 1 _______


Chú ý : Tiên thiên bát quái chỉ có duy nhất một hào động mà thôi!


Như vậy khi dùng quẻ tiên thiên bát quái ta được 3 quẻ : Chánh, Hộ, Biến . Ba quẻ này dùng để luận sự việc: Nêu vấn đề (chánh), thực hiện công việc (hộ) và kết quả ( biến).


Theo đề tài kể trên ta có chánh: Độn, hộ: Cấu, biến: Đồng Nhân . Ta dùng nghĩa của quẻ ( Xem lại kỳ trước ), dùng phong cách ý nghĩa của 3 quẻ trên để lý giải sự việc.


d/- Kết quả:


Hồ sơ để trong tủ lâu ngày và quá nhiều nên lẫn lộn (trốn, ẩn , độn) không biết ở ngăn nào, ta phải tìm gặp người giúp đỡ ( cấu, gặp), và người nầy phải là đồng nghiệp tin cậy (đồng nhân). Thí dụ tủ gồm 6 hộc tính từ dưới lên và động ở hào sơ nên tìm gặp tại ngăn thứ nhất (tính từ dưới lên ) và “nó” ở tận cùng đáy hộc này!



II- An theo mắt thấy:


- Vật gì thấy trước thì tượng hình thành số làm thượng quái


- Vật gì thấy sau thì tượng hình thành số làm hạ quái


- Quẻ hộ , quẻ biến tìm như trên .


- Cách luận đoán cũng tương tự.



III- An theo tai nghe:


- Việc gì nghe trước thì tượng hình thành số làm thượng quái


- Việc gì nghe sau thì tượng hình thành số làm hạ quái


- Quẻ hộ , quẻ biến tìm như trên.


- Cách luận đoán cũng tương tự.



IV- An theo chấn động bản thân:


Căn cứ theo các bộ phận trong cơ thể thuộc hành nào, thuộc quái nào … làm thượng quái, sự việc liên quan đến tượng hình gì làm hạ quái , cách tính toán tương tự trên.



V- Các cách khác:


- Bứt hai lần nhánh lá, bứt lần đầu làm thượng quái, lần sau là hạ quái.( Đếm số lá trừ bội số của 6)


- Hốt hai lần chân nhang, sạn, v.v……


- Cách tìm, cách tính tương tự trên.


CHÚ Ý : PHẢI LÀ BẬC CHÂN TU GIÁC NGỘ, HOẶC LÀ  NGƯỜI  THÀNH TÂM VÀ TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG THÌ QUẺ MỚI ỨNG NGHIỆM.


[ Phần hậu thiên bát quái sẽ đề cập trong các bài sau ]




****************************



7 nhận xét:

  1. Loạt bài hướng dẫn tự nghiên cứu và thực hành !

    Trả lờiXóa
  2. kinh dịch thật hay nhưng khó hiểu ... hi hi hi

    Trả lờiXóa
  3. Đọc mù mịt thêm Phan Trần ơi. Phục Phan Trần đó.

    Trả lờiXóa
  4. @KTSThanhhai:
    Phải đọc từng đọan và ngẫm nghĩ, khi rõ rồi sẽ đọc tiếp đoạn kế đến hết bài.... đừng xem qua hết một lượt mà nản chí.... Phantran lúc học cấp 2 phổ thông ,được may mắn các cụ lúc còn sinh tiền hướng dẫn, (thực ra chỉ là cách gián tiếp trói giò không cho rong chơi lêu lỏng....) , lâu ngày thành thuộc lòng hiiiiiiii....., bây giờ viết lại chủ yếu để góp vui với các bạn. Riêng Hải phải đọc kỷ.... vì có liên quan đến yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng trong việc chọn hướng thuận lợi phát triển cơ nghiệp....(!?)

    Trả lờiXóa
  5. @Minhtran:
    Xem dần từng phần theo thứ tự trong bài huynh ạ, khi đã thông rồi mới xem đến bài khác (đệ dự định viết 10 bài liên tiếp), dần dần "cơ trời" sẽ hé lộ .... có khi mình đã nghiệm ra biết trước nhưng không dám tỏ bày.... chỉ cười trừ.... Ngày xưa khi đi cầu hun vì đệ đã biết trước .... "nhà gái" sợ quá nên từ chối hem cho hun ... bị ế mấy hiệp ... há há há há ......

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là chẳng nên tin. Số mình có tốt đến đâu mà lười biếng,kém bản lãnh vươn lên thì cũng chẳng thay đổi được số phận.

    Trả lờiXóa