Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Nói dóc đừng tin (VI) Lục nhâm đại độn thượng thừa ... ( entry cuối)

Rating:
Category:Other
 





LỤC NHÂM THƯỢNG THỪA ĐẠI ĐỘN (24)



***** XUNG, PHÁ, HẠI, HỢP, HÌNH ( xem phần Dịch lý)


********************************************



* Thưa các bạn! Cụ Nguyễn Bá Học đã viết : “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. …….” . Thế là chúng ta đã đi qua đoạn đường Lục nhâm đại độn khá dài…



*Chúng ta đã khảo sát sơ lược tóm tắt ba chương, tuy rằng có khó khăn rối rắm nhưng nếu chúng ta không e không ngại, từ từ tháo gở sẽ thông suốt được toàn cục, không có gì gọi là huyễn hoặc huyền bí mà tất cả đều nằm trong quy luật thống kê xác suất mà thôi, dĩ nhiên đây là phương pháp thống kê cổ đại của người Trung Hoa.



* Phần chương IV cuối cùng là một số vấn đề thông thường như: Hôn nhân; Gia trạch (nhà đất ruộng vườn…); Mưu vọng ( kế hoạch, trận pháp….); Cầu tài; Giao dịch (làm ăn buôn bán); Xuất hành (tốt , xấu…); Hành nhân (người đi xa có về không?); Thất vật ( thất thoát, mất của); Đạo tặc (trộm cướp); Thai sản (sinh đẻ , nam hay nữ…); Bệnh hoạn (đau ốm); Kiện tụng (chiến tranh nóng và lạnh) v.v….



* Các bạn có thể trích các phần có nội dung gần giống nhau từ các bài trước và gom lại thành từng đề mục như trên để khảo cứu… Thiết nghĩ cũng đã quá đủ cho nên tạm ngưng chương này kể từ hôm nay, càng đi sâu vào thượng thừa thì càng dễ chán vì thịt thì ít còn xương xóc…. gai góc rất nhiều !



* Nhân dịp đầu năm dương lịch và cũng cận kề năm mới Mậu Tí 2008, chúc các bạn vui tết tuy nhiên chúng ta vui xuân không quên nhiệm vụ: Phantran xin biếu các bạn đề mục quan trọng để phòng ngừa mất mát và trộm cướp trong thời gian trước và sau tết nhé!



********************************************


THẤT VẬT


(mất đồ)



1)Mất đồ có tìm lại được không ?


- Lấy nhật làm mình, thần làm người khác, vật bị mất thì xem ở loại thần. Khoá truyền thấy loại thần mà không thừa Vũ, không lạc không vong thì xem chỗ của loại thần mà tìm.


Ex: Mất vàng bạc thì loại thần là dậu, trong 4K có Dậu/Tí. Tí là phòng buồng, tức tìm trong phòng.


- Không thấy loại thần hoặc thấy mà thừa Vũ: đồ mất đi xa.


- Vũ lâm từ Mão đến thân: mất ban ngày, từ dậu đến dần : mất ban đêm.


- Thấy loại thần lạc không: mất hết trơn; TTT thừa Thiên không mà không có Vũ: người nhà giấu; NTT thừa Thái âm: có thể tìm ra.


- Loại thần có 3h, 6h, Thái âm: tìm lại được; Loại thần là Trường sinh hay nhập mộ: mất đồ tìm được; Loại thần lâm nhật thần, bổn mạng, hoặc mộ thần phát dụng: chưa mất.


- QN an thuận, không thấy Vũ: bị bỏ quên. Nếu nghi ngờ người nhà lấy thì xét Vũ lâm thần nào là niên hành của người đó.


- Nếu bị trộm lấy, muốn rõ là hạng nào, xét huyền vũ thừa thần nào, thuộc dương: nam, âm: nữ, vượng : trẻ, hưu tù: già.


- Muốn biết có bắt được không, xét thần mà Vũ thừa, nếu bị NTT khắc: bắt được, niên thượng thần khắc: cũng bắt được; năm, tháng khắc thì trong năm đó tháng đó bắt được.



2) Xét khoá thể:


- Tri nhất khoá: hàng xóm lấy; Kiến cơ : trong nhà lấy; Phục ngâm: đồ mất chưa ra khỏi nhà ./.


**********************************************




BẤM ĐỘN (25)



Image





ĐẠO TẶC

(trộm cướp)


1)Xem có bắt trộm được không ?


a/- Trên nhật, thần thấy tuất, thìn hoặc nhật quỷ vào truyền mà thừa cát tướng.


b/- Đinh, mã phát dụng thừa Thái âm.


c/- Vũ + đạo thần + âm thần của đạo thấy tỵ hoà hay tương sinh. (thần của đạo thần tra ở địa bàn là âm thần của nó). Ex: đạo thần là tí thì tra ở địa bàn để tìm.


d/- Đạo thần thừa cát tướng. Đạo thần gặp không vong mà thiên bàn và địa bàn tỵ hoà.


e/- Thần mà Vũ thừa là Dương nhận lại ở mão, dậu.


f/- Thần mà Vũ thừa khắc nhật.


* Các cách từ a ->f là không bắt được được trộm cướp. Ngoài ra thì bắt được.



2)Xem trộm cướp trốn tránh ở đâu ?


* Xét đạo thần thì biết trốn ở đâu. Đạo thần ở Tí: bắc…(chú ý là chỉ xét cách này khi đạo thần ở thiên bàn và địa bàn tỵ hoà nhau. Còn khắc nhau thì không được).



3)Xem đồ mất hiện giấu ở đâu?


- Xét thần mà đạo thần sinh: đạo thần âm thì dùng thần dương và ngược lại. Ex: Đạo thần là tí (+) dần mão (-) do tí (thuỷ) sinh. Chọn mão (-).Khi đã chọn xong thì kết quả như sau:


- Ở tí: trong hộp cây, tre, hay thuyền xe.


- Sửu mùi: trong chùa, miếu, cạnh thành quách.


- Dần: trong lò bếp, lò gạch, lò gốm.


- Mão: trong ruộng, lò đúc.


- Thìn tuất: trong kho lẫm hay dưới bia đá.


- Tỵ: trong chái, chòi nhỏ, ngòi hay lạch nhỏ.


- Ngọ: trong vườn hay dưới tường vách.


- Thân: trong nhà xí.


- Dậu: trong ao rạch hay vùi trong tro đá.


- Hợi: trong cột nhà.



4) Xem trộm là người nào?


- Thừa dần: đạo sĩ và đệ tử.


- Mão: thuật sĩ, nam tu sĩ.


- Tí: người có võ trang, du côn, du đảng.


- Ngọ: khách trọ, thầy bói.


- Dậu: tớ gái, bợm nhậu.


- Thân: thợ kim hoàn.


- Hợi: ăn cướp nghề, hải tặc.


- Sửu : người làm nông, lính lệ.


- Mùi: ông đạo, bà goá.


- Tuất: hành khất , tu sĩ.


* Vượng tướng : trẻ khoẻ, hưu tù: già yếu.



5) Xét hình dáng:


* Cũng xét thần mà Vũ thừa:



- Tí: mặt đen, râu chuột, cao.


- Sửu: bụng to, mông to rộng, bự con, mắt xếch, râu nhiều.


- Dần: râu ngắn đẹp.


- Mão: nhỏ con, lanh lẹ.


- Thìn: mắt lớn, mày thô, râu dê, mặt xấu.


- Tỵ: cao ốm, hát hay.


- Ngọ: người cao, mắt lé.


- Mùi: mắt lộ, đầu bạc, mặc đồ trắng hay đồ tang.


- Thân: cao, trắng, ít tóc.


- Dậu: người thô, có mụn.


- Tuất: xấu. đen, nhiều râu.


- Hợi: mập, trắng, xấu xí.



*****************************************


****Trong các thần được thừa, sao mà thừa thần nào thì gần giống như con vật đó! Tuy nhiên Phantran chưa bao giờ thấy con rồng thật (kiểu dáng Trung quốc) hoặc đã hoá thạch , có chăng cũng chỉ là loài thằn lằn (khủng long) đã tuyệt chủng kỷ Jura!




BẤM ĐỘN (26)


(Tiếp theo)



Ngày hôm qua Ngọc Đế đã bác đề nghị của Táo Quân xử tử Phantran do phạm tội lậu thiên cơ, Phantran mừng quá nên hôm nay tiếp tục viết thêm một bài ngắn về bấm độn, nội dung là việc mua bán của các cò thương vụ buôn bán trong tết.



Thí dụ bạn muốn mua hàng nhưng chưa biết giá cở nào… Ta thừa dịp này bấm độn xem hàng có hạ giá hay không để mua về sử dụng cho vừa túi tiền của mình, đồng thời biết được điểm yếu của “người bán” mà chê mắc mua rẻ, sẽ lợi cho mình đấy.



Bạn xem âm lịch và trang quẻ Lục nhâm Đại độn, an theo thiên bàn và an theo địa bàn, sau đó tìm tứ khoá - tam truyền , dùng tam truyền luận giải ngay và dùng truyền cuối (xem lại bài cũ) quyết định mua hay không:




GIAO DỊCH


(Buôn bán)



a)- Nhật thượng thần và thần thượng thần tương sinh:


*** Mua bán thành công.


b)- Thần thượng thần thừa cát tướng:


*** Vật mắc nên bán.


c) - Thần thượng thần thừa hung tướng:


*** Vật rẻ nên mua.


d)- Nhật thượng thần sinh -> nhật và thần thượng thần khắc thần:


*** Bán mau lời ít.


e)- Nhật thượng thần khắc nhật và thần thượng thần sinh -> thần:


*** Bán chậm lời nhiều.


f)- Loại thần thừa “xà, tù, tử” :


*** Bán rẻ vẫn ế.


g)-Truyền có loại thần : Nhật thần tương sinh, thừa cát tướng, tam truyền vượng tướng:


*** Cứ tích trữ sẽ lời to.


BẤM ĐỘN (27)



 



CẦU QUAN LỘC


Các bạn xem lại các bài cũ mà Phantran đã post các kỳ trước, tìm tứ khoá tam truyền và an các sao lên các cung (thần) thiên bàn, địa bàn, sau đó xét ý nghĩa cụ thể.


Cầu quan lộc dùng cho các vị có chức vụ văn hay võ (tức là thiên về lý thuyết hoặc thực hành), dùng cho các bạn học sinh - sinh viên xem việc thi cử đậu cao thấp thế nào, cũng có thể dùng một ít ý nghĩa việc hôn nhân (đại đăng khoa, tiểu đăng khoa) hoặc cho thương gia trong việc quan hệ với nhà chức trách , nhớ đừng dùng cho việc bài bạc trong ngày tết nguyên đán là hỏng việc lớn!


*Quan văn thì xem Thanh Long


*Quan võ thì xem Thái thường


I-Tại chức tốt xấu thế nào:


a)Tốt: nhật với phát dụng là: nhật đức, nhật lộc. Quan lại thừa cát tướng và trung truyền , mạt truyền chẳng bị “không”hay “hãm”.


b)xấu: nhật thần phát dụng mà thần tướng đều xấu, hoặc thần tương tốt mà xung, mộ, không vong.


II- Xấu tốt của quan lộc:


a)-Cách tốt: Thái tuế, Nguyệt tướng phát dụng. Quan lộc lâm hợi (thiên môn). Ngày canh dần gặp quẻ phục ngâm.


b)-Cách xấu:


- Nhật thượng thần và sơ truyền là nhật mộ hay thừa Bạch hổ, hoặc thần tướng xấu .


- Tam truyền thuộc cách “chiết yêu”, gặp không, hãm: phòng đau ốm hay bất hoà bất trắc ( ex: Gần như trường hợp của cụ Đồ Chiểu hay Lục Vân Tiên đi thi tìm quan lộc nhưng gặp gia biến nên khóc lóc đến mù mắt ….)


- Tam truyền lần lượt khắc nhật, lại không có nhật đức cứu giải.


* Cách bị điều tra lấy khẩu cung: nhật đức, nhật lộc đều lạc không vong.


* Cách mất chức, giáng cấp: niên mệnh thượng thần lại thừa ác tướng bị mất chức. Lộc của nhật là thần thượng thần mà không có cứu giải: bị giáng cấp. Ex: ngày giáp tý : Dần/Tý -> Dần là lộc của giáp.


III-Thăng quan tiến chức mau hay chậm:


- Xem Thanh Long (văn), Thái thường (võ), lâm thần nào (tra ở địa bàn), xét thần nầy cách nhật can mấy vị trí để tính năm. Cách nhật chi mấy vị trí để tính tháng.


- Nếu Long hay Thường lâm nhật, thần, thì lên chức tới nơi.


IV- Tin tức tiến chức đúng hay sai:


- Khoá truyền đều đẹp, tuế ở trước nhật, trên nhật lại có thiên hỉ , châu tước hay Dương quý nhân: tin tức thật.


- Khóa truyền xấu, tuế sau nhật, nhật thừa Huyền vũ , không vong: tin tức dối trá, tin “vịt”./.



***************************



CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN !



***************************

BẤM ĐỘN (28)



 




CẦU TÀI



Chúng ta không cần làm COP bao vây khám xét hiện trường lấy cung …. mà ta cũng tự đoán được tại sao giàu hay nghèo ? Rất dễ các bạn ạ! Với điều kiện là bạn đã xem và hiểu bài cũ (đã post, xem lại mục lục hai bên blog) : tìm tứ khoá tam truyền, an sao vào thiên bàn và địa bàn thì sẽ biết ngay! Điều tối quan trọng và cực kỳ cần thiết là không được sử dụng phương pháp nầy để làm những chuyện cờ bạc, đạo tặc, trái với luân thường đạo lý …., nếu không bạn sẽ bị tai ách không thể nào thoát khỏi và phải trả giá bằng chính cả sinh mạng của mình! Sau đây là phương pháp cầu tài:



I-Cầu tài có hay không ?



*** Có tài : Lấy nhật can “khắc” làm tài; khoá truyền đều có tài hiện.


Ex: Ngày giáp, ất mà khoá truyền có tứ mộ, NTT và TTT và cả mệnh thượng thần đều bị “tặc”.


Ex: nhật là dần : Sửu / Dần


***Thần là Tý : Ngọ /Tý


**Mệnh là Dậu: Dần / Dậu.


Phát dụng lá ám tài: thừa Thanh Long.


Ex: Ngày Tân thì tài là Dần – Hợi , Tý sinh dần (mộc), dần mộc mộ ở Mùi. Vậy Hợi, Tý, Mùi là ám tài của Tân.


- Khoá truyền khôn có tài nào mà tam truyền là thương thực.


Ex: Ngày Đinh thì tài là kim, khoá truyền không có kim, tam truyền đều là thổ (thương thực của Đinh) có thể sinh kim, nên cũng có ám tài.



***Không có tài:


-Tam truyền đều là tài mà tài phần nhiều đã hoá “quỷ”.


Ex: Dậu lấy mộc làm tài. Tam truyền là Dần, Mão, Thìn, tài nhiều hoá quỷ.


- Phát dụng là nhật tài mà thừa Thiên Không.


- Khoá truyền không có tài mà Thanh Long nhập “miếu” hay nhập “mộ”.


Ex: Thanh Long ở Dần gọi là nhập miếu, nhập mộ, yọa mộ.


- Thanh Long thừa không vong mà NTT và TTT tỵ hoà với nhật.



II-Có tiền dễ hay khó:


- Thần (chi) sinh nhật (can) thì dễ. Nhật sinh thần thì khó.


- Tài là phát dụng (sơ truyền): dễ. Tài là mạt truyền: khó.


- Tài lâm can: dễ có. Can lâm tài: khó có.


- Nhật đức, nhật lộc là phát dụng: dễ. Khoá phản ngâm: khó.


- Tam truyền là chi truyền can: dễ. ngược lại là khó.


- Sơ truyền khắc nhật mà trung truyền và mạt truyền lại bị nhật khắc: trước khó sau dễ, từ từ.


- NTT và TTT hoà hợp: dễ, ngược lại là khó.


- Sơ truyền bị nhật khắc mà Trung truyền và mạt truyền khắc nhật: trước dễ sau khó, nên tính gấp.



III- Có tài nhiều hay ít:


- Tài vượng, tướng: nhiều. Hưu tù: ít.


- Phát dụng là tài: nhiều. Trung truyền và mạt truyền là tài : ít.


*Ex: Cầu vàng bạc thấy dậu, cầu áo quần thấy mùi…



IV-Kẻ nào đưa đến:


- Tài thừa hậu: tiền của thê thiếp


- Thừa quý nhân: tiền của “bề trên”.


- Thừa võ (vũ): của trộm cướp.


- Thừa xà: của vợ, thầy chùa.


- Thừa tước: do chức tước.


- Thừa thường: do người già cả.


- Thừa hổ: do lính, tiền phúng điếu.


- Thừa âm: do đàn bà.


- Thừa không: do quan lại, tôi tớ.


- Thừa vũ: trộm hay trẻ con.



V- Tài từ đâu tới ?


- Tài thừa hậu: do rượu, giấm hay thứ có nước.


- Thừa quý nhân: do súc vật, nhà cửa, cầu cống.


- Thừa long: do sách vở, củi, vải.


- Thừa hợp: do xe cộ, thuyền, ghe.


- Thừa trận: ruộng đất, cá mắm, đồ quý.


- Thừa thường: áo quần, thách gả cưới.


- Thừa hổ: ruộng vườn, làm đám ma mà phát tài.


- Thừa âm: vàng bạc, ngọc ngà, ngũ cốc.


- Thừa không; nhà cửa, dụng cụ.


- Thừa vũ: do kho lẫm, đồ tích chứa lâu ngày lên giá.



VI-Phương hướng cầu tài:


Xét chỗ thừa thanh long (điều tra ở thiên bàn) mà rõ hướng nào.


Ex: thanh long cư ngọ: cầu tài ở phương nam. Xét thần của hào tài lâm (điều tra ở địa bàn).


Ex: hào tài ở năm, tháng, ngày, giờ đó có.



Ghi chú:


a/- Đòi nợ: nhật là tiền, thần là chủ nợ, thời là con nợ....


b/-Vay nợ: ngày dương xét nhật thượng thần, ngày âm xét thần thượng thần....


c/- Đánh bạc: xét nhật can, NTT là các con bạc, TTT là nhà cái ...etc….. cái nầy chẳng dám viết nhiều đâu ! Nếu ai bắt chước nhị tổ dùng thước bảng đến cạy miệng bẻ răng thì mình cũng nín thinh, hoặc giả như có ai tự chặt tay đến khẩn cầu thì mình bắt chước như Tổ Đạt Ma nhìn vách đá và cũng … không dám nói ! OOO




- CHUNG -







Image

2 nhận xét: