Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Tôi học tiếng Hoa

Rating:
Category:Other


TÔI HỌC TIẾNG HOA


*************


Từ năm 1915 trở về trước, kinh Dịch là một trong những môn học bắt buộc mà một thư sinh nào cũng phải đầu tư công sức vào đây để chờ đến kỳ (3 năm /1 lần) là gồng gánh lều chỏng bút nghiên dự khoa thi, nếu chẳng may không đổ khoa nào thì chỉ còn nước chờ dịp tết ra chợ ngồi gốc cây vĩa hè bán chữ…, còn ngày thường thì làm thợ, làm nông, hoặc xem ngày, coi bói, chấm số tử vi cho đỡ buồn… hìhì....
Nguyên tác kinh viết bằng chữ Nho chỉ có các cụ đọc trực tiếp, dĩ nhiên là chỉ phát âm theo cách đọc của Việt Nam , còn nói được tiếng Hoa lại là chuyện khác. Riêng tôi chỉ học lóm và phá phách…Khi đến tuổi đi học, cha tôi cho anh em tôi theo học tại trường dòng vì chỉ duy nhất trường này còn dạy chương trình tiếng Pháp.Trường nhận cả các học sinh trong vùng quanh chợ, khi học tôi có cảm nghĩ: chữ Việt có nước Việt, chữ Pháp có nước Pháp, còn chữ Nho thì có “nước Nho” nào nhỉ ? Nhưng tôi không hỏi ai cả mà tự tìm hiểu “nước Nho” này, trong lớp nghe các ma soeur giảng nước Nho làm rượu chát làm tôi muốn rối… học đến lớp ba tôi mới vỡ lẽ “nước Nho” chính là “nước Tàu” trời ạ!
Những ngày hè, ngoại tôi sai tôi và đứa em út đi đào đất sét đem về trét trên một mặt bàn nghiêng (đồ gia bảo đem từ Trung vào đã mấy chục năm đấy ! Hihihi..), ông lấy que nhọn viết các chữ Nho đơn giản lên bàn và anh em chúng tôi bắt chước theo…. Thật là vui, sau khi học được vài chữ là tạm nghỉ, lúc đó hai anh em tôi tha hồ nắn đủ thứ các đồ vật cho thoả thích, lúc tinh nghịch chúng tôi nắn cái vật “thật kinh khủng” lại còn đem phơi nắng chờ khô bỏ vào lò cho ông táo nung. Thình lình ngoại tôi thấy được, ông cụ cầm lên trợn mắt nhìn kinh ngạc cười nói: “Đé….oả… cái con cóc !
Thuở tôi còn nhỏ, tại chợ đa số là các hộ người Hoa (chỉ có hai căn phố là người Việt trong đó có tiệm may của mẹ tôi), lứa tuổi thơ thường hay kết bạn với nhau do đó tôi cũng được chơi chung với các bạn người Hoa. Những năm sau đó chúng tôi đã trở thành những bạn chí thân và qua lại các nhà của nhau như là thành viên trong hộ.
Một người bạn của tôi là Lư K. Q. hay còn gọi là A Quánh lớn hơn tôi hai tuổi đang theo học tại Nghĩa An Học Hiệu, anh ta viết chữ Nho rất xấu và thiếu nét, tôi viết thêm nét vào nhưng anh ta khóc không chịu vì sợ bị thầy đánh đòn và “méc” với ba của anh ta - chú Ba Mành - ông chủ tiệm tạp hoá - cười hì hì bảo:
-“A Bé Sáu” (là tôi) diết chúng (viết trúng) đó, nị cứ để y dậy (vậy) hủng sao đâu mò (mà), thiếu nét là diết (viết) tắt cho mau lớ! Nhà Bé Sáu toàn là xín xáng cáo sia diết hủng chật (hổng trật) đâu á !
Thế là tôi và A Quánh thoả thuận : tôi học được chữ Tây nào thì dạy lại cho anh ta, còn A Quánh thì chỉ thêm cho tôi học chữ Tàu viết tắt! Nhờ thế dần dần số vốn chữ Nho có tăng lên chút đỉnh… hìhì.. Tôi cũng cố gắng học lóm tiếng Quảng Đông của nhà anh ta, A Quánh dạy cho mình kiểu học vẹt… Đầu tiên là chửi lộn (dĩ nhiên chỉ có hai đứa biết, để “người lớn” nghe được là chết đấy! ), rồi buôn bán, trả giá, than thở, mời mọc....., chọc ghẹo các “a muối” … Về sau này, khi hai đứa đã bắt đầu để ý đến “muối”, tôi nhờ A Quánh dạy một câu tán muối bằng tiếng quan thoại “ Cô ơi, tôi thích cô, tôi mời cô đi xem hát tối nay được không?”, anh ta cười ha hả … và dạy tôi học thuộc lòng. Một bữa hai đứa đi vào xóm lò gốm thấy các muối làm “xối hồ” chuẩn bị làm tô chén…, chúng tôi giả vờ tìm người quen và bắt chuyện từ xa cách khoảng 20m, các muối cũng vui vẻ trả lời… nhất là A quánh nói tiếng Việt lơ lớ …hiiiii… A Quánh được thể ra mòi chọc ghẹo bằng tiếng Hoa, các cô trả đũa chẳng kém, tôi cũng thế liền vọt miệng nói:
-Xẻo chè… hoà ái nì, xí tá pén chèo pén?
Cả bầy a muối xúm chửi rân lên quăng đất sét và xách đòn gánh từ xa xông đến, tôi và A Quánh xanh mặt bỏ chạy có cờ ....
Thoát khỏi nguy hiểm, tôi hỏi :
- Tại sao mấy a muối dữ dằn vậy?
- Úi xém chút nữa là chắc chết rồi …. nị nói "chúng" (trúng) có phân nửa hà… lúc đầu là “tiểu thơ…. ngã ái nhỉ” phần sau nị nói là “đại tiểu tiện chưa...."
- Áh!!!....
- Hihiiiiii……
Vào dịp cận tết, khách hàng vãng lai mua bán đông đảo, một số “thầy bà” kéo đến trước cửa tiệm chúng tôi coi bói và viết liễn … Hai đứa chúng tôi tinh nghịch chọc phá cả bói lẫn chữ khiến các “thầy bà” bị đụng hàng nên cuốn gói sang phố kế bên. Giờ đây ngẫm nghĩ lại thấy thấm thía ân hận vô cùng biết đâu sau nầy phận mình rồi cũng sẽ giống như thế …. Đến năm 1966, phong trào học tiếng Anh nở rộ, cả hai chúng tôi rủ nhau đi học khoá Thính thị Anh ngữ, còn tiếng Tây tiếng Tàu đem đổ hết xuống sông Sài Gòn....
Mùa thi năm đó tôi đậu Tú tài ban B … Các hộ trong dãy phố đến hỏi thăm và chúc mừng… Ôi thôi… mình nở cả mũi như sắp được làm ông tổng thống ! Chú Mành cũng đến chúc mừng và hỏi :
- A Bé ! Nị họ gì vậy ?
- Dạ thưa con họ Phan.
- Hủ hủ…a, họ Phan ở bên Tàu cũng có, như ông Phan An học giỏi mà “hủ len chảy” á...Hì hì… nị thi đậu dồi (rồi) dậy (vậy) chừng nào tính cưới dợ (vợ) ?
- Thưa… con chưa dám nghĩ tới !
- Trai lớn lên có dợ, gái lớn lên có chùng (chồng), nị thích thì ngộ giới thiệu để dành lớ !
Tôi bạo gan hỏi:
-Dạ… mà ai vậy chú ?
-Hì hì …nếu nị không chê các chú (khách trú) …. ngộ thì thấy cả nhà nị hiền lức (đức) mà ngộ thì có 2 lứa (đứa) con gái, em thằng Quánh đó, nị chọn "lứa" nào cũng “lược”, nhà ngộ hủng có tính chuyện giàu nghèo đâu, thương thì tính chuyện lâu dài….ngộ lo cho....
Tôi toát cả mồ hôi lạnh :
- Thưa chú, chuyện lớn quá, để ba má con quyết định chớ con không dám đâu.
Thực ra tôi có để ý chỗ khác…. nhưng không phải nhà chú Ba Mành, tôi đã giấu kín không cho ba má mình biết. Đối với A Lìn, A Phón, tôi chỉ xem như là bạn, là em gái của mình, tôi có nói ý của mình cho A Quánh biết… Chuyện nầy ba má tôi có hỏi ý kiến …. nhưng tôi làm thinh! Má tôi có qua nhà trả lời:
- Để từ từ xem ý tụi nó chứ mình không ép....
Năm 1974 sau cơn đau nặng, chú Mành “hui nhị tỳ” về với thím Mành sau gần 10 năm. Câu chuyện cũng chìm dần theo thời gian nhưng với chú Mành tuy đã nhắm mắt xuôi tay nhưng có lẽ chú vẫn tin rằng chú sẽ có một nghĩa tế hiền đức!


**********************

17 nhận xét:

  1. Lối học ngày xưa là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Riêng Kinh Dịch triệu người học thì có vài người hiểu.
    Tiểu đệ gieo quẻ cho bản thân được Quẻ Thuần Càn đó Đại huynh.

    Trả lờiXóa
  2. @Thuyentruongsinbad:
    Quẻ bát thuần càn là lâm cuộc bắt đầu từ hào sơ đến cuối hào lục toàn là sáu lần thẳng cột buồm và cứng ngắt…. hé hé hé hé …. Chúc mừng …. Hẽm cần ún gụ Minh Mạng mà vẫn đạt kết quả …. kakakaaa….

    Trả lờiXóa
  3. Hồi trước mình có học 1 lớp tiếng Hoa căn bản, nói được mí câu nỉ hảo, xie xie nhưng viết thì ko viết được vì tiếng Hoa nhiều nét & khó nhớ nữa; thía là mình nhảy sang học tiếng Hàn Quốc, công nhận kí tự Hàn rất dễ viết vì nó tròn trịa, vuông vắn, lại dễ thuộc vì tiếng Hàn ghép nguyên âm, fụ âm như tiếng Việt vậy :)

    Trả lờiXóa
  4. @Haiquamuckinh:
    Cảm ơn bạn ghé thăm và để comment. Chủ yếu entry là vui vẻ ...dù ảo hay thật cũng là tình người với nhau, chia vui xả stress đón xuân.... xin bạn đừng đề cập đến lĩnh vực chính trị và tôn giáo.... mình đã ghi trên blast đấy. Chúc bạn thật vui khỏe đón tết con mèo mới Tân Mão 2011 nha ... thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. @Leemovhirin:
    Cảm ơn bạn ghé thăm và có comment .... Chữ Hàn và chữ Nhật có nét tự dạng Hán sau khi đã chuyển cách viết từ Hán thành nôm giản dị bỏ bớt các bộ ... Riêng chữ nôm của Việt Nam lại châm thêm bộ vào cho ra vẻ bác học hơn.... do đó vì quá khó nên đã suy tàn... tuy nhiên mình vẫn tôn vinh chữ nôm của nước mình, nhờ thế mà nền quốc học của nước ta có bước tiến ban đầu và cũng để tạo thành tiền đề tạo nền móng cho" tân quốc văn" và chữ quốc ngữ như hiện nay. Chúc bạn thật hạnh phúc và ấm cúng chuẩn bị vui tết cổ truyền Tân Mão 2011 nha. Thân mến.

    Trả lờiXóa
  6. Vậy ra Phan Trần nhà mình biết nhiều ngoại ngữ ha. Chúc mừng.

    Trả lờiXóa
  7. Em cám ơn lời chúc ý nghĩa của chị, nhân tiện em cũng chúc chị & gia đình đón 1 năm mới dồi dào sức khỏe, tràn ngập niềm vui, hạnh phúc & thật nhiều may mắn :)
    (hình như chị & em chúc nhau hơi bị sớm hi..hi.. :) )

    p.s: hùi nãy lo còm nên em ko dòm avatar của chị nên em xưng hô (mình) hơi thất lễ, mong chị xí xóa cho em nhé! :)

    Trả lờiXóa
  8. Wo ai ni, mà ni khong ai ngo, ngo ái ngại. Phải tiếng Hoa k Thầy. hiiiiii

    Trả lờiXóa
  9. @3M:
    Chào Hằng 3M ! Hiiiii…. tiếng đó là “tào lao” tuy gần giống tiếng Hoa nhưng không phải tiếng Hoa, tạm gọi là tiếng "xẩm lai " em ạ… Ha ha ha ha…..

    Trả lờiXóa
  10. @MinhT:
    Chào hiền huynh MinhT, chuyện này kể đủ chương hồi “cưa ghế” Tàu thì dài thòònggg … mình phải off cả tháng mới đủ như xem truyện Tây du ký áh! Hiiii…. tuy nhiên đệ cũng đã viết “cưa ghế” tây - ta …. kỳ trước dài chẳng kém…. đệ hy vọng sau khi huynh khánh thành tay mới huynh kể chuyện “cưa ghế” Úc nhá ….. Anh em mình có tuổi thì cưa ghế chắc cẩn thận hơn lúc trẻ hay cưa ẩu làm tốn gỗ huynh ạ heheheheeee…. Chúc huynh buổi chìeu thật vui khoẻ nha , thân mến.

    Trả lờiXóa
  11. @Leemochirin:
    Chào Leemochirin, cám ơn em nhiều, chúc thêm cho em trong năm mới vạn sự như ý nha, nếu còn thời gian tranh thủ em cũng nên tiếp tục học thêm tiếng Hoa… hay bất cứ tiếng nước nào em thích… sẽ có nhiều thú vị bất ngờ trong cuộc sống em ạ… Phantran là nam giới … em nên gọi bằng anh hay bạn cũng được. Thân mến nhiều.

    Trả lờiXóa
  12. Ngò ái nỉ ....zách say nàn ...thung phủ !

    Trả lờiXóa
  13. :) Hum nay chắc mắt em bị toét, nhìn lộn anh thành đờn bà hi..hi..

    p.s: thanks anh nhìuuu :))

    Trả lờiXóa
  14. @Namphong99:
    Hâydzaaaa…. Cúng hỉ, cúng hỉ … Nam Phong áh! …. Nị hui pín tù chù mách dẹ dậu dách cô oé oé …hé hé hé …..

    Trả lờiXóa
  15. @Leemochirin:
    Hiiiiiiiiii.... Vui quá hà… hẽm có răng mô …. Tết này nhớ qua nhà nhận lì xì nhá! (:-D))~

    Trả lờiXóa
  16. Nếu anh "Ừa" hồi đó ... thì bây giờ thêm: thầy-phantran-tiếng-Hoa nữa nè! hi hi!

    Trả lờiXóa