Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Du hí bên Tàu (5) Vạn Lý Trường thành

BA….
Phi trường Bắc Kinh to hơn phi trường Tây An, thật dễ hiểu… đây là thủ đô của cả nước có bề thế hoành tráng nhất và cũng phải thể hiện sĩ diện của một cường quốc đại bang, từ cửa sổ nhìn ra phi cơ hãng “Bắc Phương Hàng Không” cất cánh lên xuống nhộn nhịp như đàn chim và đậu thành hàng lớp mà liên tưởng đến quê hương mình… biết đến khi nào được như họ?

Phi cơ đáp xuống phi trường lúc 6 giờ 30 chiều tối… cô ả mắt xếch ngồi kế bên vội vả bước xuống cầu thang, tay cầm điện thoại xí xô xí xào cùng với cái ngữ “hóóó…  hòòò… họọọ”  với ai đó ….và lẫn khuất trong đám đông, còn mình phải theo hướng dẫn viên lên xe bus về khách sạn. Trong xe bus, đoàn có thêm một hướng dẫn viên khác  “xăn buộc xăn si noa” (100% Chinois), anh chàng nầy rất thạo tiếng Việt, phát âm  giọng bắc pha nam (nửa Hải Phòng nửa Chợ Lớn) hiiiiiii ….  tuy nhiên giọng nói vẫn còn nét “lơ lớ” khá vui nhộn… anh ta tự giới thiệu tên Mành và cùng với HDV của đoàn  thuyết minh  giới thiệu những nét sơ lược về thủ đô Bắc Kinh và chương trình tại đây …. Anh ta dặn dò kỷ lưỡng:

-Chương trình đi tham quan còn nhiều, tuy nhiên Mành xin các cô chú anh chị cẩn thận giữ hai điều, một là khi vào quảng trường Thiên An Môn xin đừng nhắc và cũng đừng hỏi về việc sinh viên biểu tình chống đối, hai là khi vào lầu thành Thắng Đức Môn xem con “tì hưu” nếu có “thỉnh” về thì xin cũng đừng phê bình nói chuyện gì thêm nghen, đó là thuộc về “tâm linh” của cá nhân … tuy nhiên Mành cũng nói riêng là con tì hưu nầy rất linh thiêng, thỉnh về được nhiều phước đức, cầu chi được nấy, nhớ đừng cho ai đụng chạm hay rờ (?) vào con tì hưu của mình, phải để vào tủ kính nơi trang trọng nhất ở cơ quan hay ở nhà ! (hiiiiiii…????)

Lúc 08 h 30 tối, xe dừng trước khách sạn, đoàn du khách vào nhận phòng và dùng cơm tối…. có lẽ cả đoàn đã mỏi mệt sau khi đi bộ khá dài….hơi (hic) trong hai nhà ga sân bay Tây An và Bắc Kinh , cuộc họp CB ba chai Napoléon tạm hoãn một đêm nghĩ dưỡng sức để sáng mai cuốc bộ cũng dài ….. hơi đấy ! Vạn Lý trường thành!

********

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Đoàn du khách điểm tâm xong  lên xe đầy đủ… Xe khởi hành đến trường thành …. Bầu trời đầy mây mù trắng toát, nhiều giọt mưa rơi lất, một số du khách đã gương dù che…. Anh chàng hướng dẫn viên chỉ một nhà vệ sinh xây kiên cố và nói:

  - Cô bác anh chị nào muốn lên thành thì đi vệ sinh trước nha… lên trên cao không có chổ giải quyết đâu á … lúc đó thì không còn “bất đáo trường thành phi hảo hán” mà là “bất đái trường thành phi hôi háng” áh ! 

  Cả đoàn xúm cười, mình vỗ bụng mấy cái kêu  “ bạch bạch” … nói:

   - Ai hôi háng thì tự biết, chớ ông già nầy nãy giờ vẫn suy nghĩ “ Bất đáo trường thành phi phì lũ” chớ bộ ..

   - Hahahaha…

  Bước lên các bậc cấp lên đầu tường thành…. Đây là đoạn trường thành xây bằng đá hùng vĩ nhứt của Trung quốc, tường cao khoảng 10m, riêng các đoạn hiểm trở theo thế núi đồi có đoạn cao gấp 2 lần, mặt phía nam chân thành cách một đoạn xa thì có xây cầu thang, mặt phía bắc gần như dốc đứng hoàn toàn không có bậc cấp. Hai bên tường thành thông nhau bằng cửa khung vòm “tò vò” có trạm canh kiên cố.

Đoạn trường thành nơi Phantran xem và chụp ảnh là phía đông bắc Trung quốc, được xây bằng đá, theo tài liệu đã được đọc trước thì về phía tây thì họ xây dựng bằng đất nện trộn với cháo và lòng trắng trứng, tre, rơm, phân ngựa… kết thúc tại cổng Gia Dục quan …. Trường thành xây dựng thời chiến quốc đến nhà Minh, hiện nay còn lại nguyên trạng dài khoảng 9.000km, nếu tính cộng chung các nhánh phụ và các đoạn bị con người và thời gian tàn phá thì dài khoảng 21.000km(!?) … Lúc nhỏ,  Phantran được xem một đoạn phim quảng cáo sắp chiếu nàng Mạnh Khương khóc chồng là thư sinh bị chết chôn giữa trường thành đến nổi tường phải sập….Tuy nhiên cuốn phim bị cấm  nên tiếc hùi hụi….

Trong lịch sử … Hốt Tất Liệt Hãn dẫn đoàn chiến binh Mông Cổ đến công phá đoạn xung yếu nhứt…trường thành bị vỡ và lập nên nhà Nguyên cai trị trung nguyên. Thời cận đại, Ngô Tam Quế bị mua chuộc mở cổng Sơn Hải quan cho binh đoàn nhà Thanh vào Bắc Kinh ….

Cạnh cổng lên trường thành là các kiosque bán hàng lưu niệm, khách đến mua các món hàng nho nhỏ giá khoảng 10 đến 50 tệ và đi thăm lăng mộ 13 vua đời Minh (thập tam lăng) ….


THẬP TAM LĂNG:

Mười ba đời vua nhà Minh được táng tai khu vực đồi núi rộng lớn, trong đó Trường Lăng là nơi các hậu duệ đến cúng tế, kiến trúc thật to lớn, xây dựng theo kết cấu như cố cung, tường màu đỏ và ngói màu vàng, các tòa kiến trúc phụ lầu đài san sát nhau, toàn bộ được chống đỡ bằng 60 cột gỗ lim đường kính 1 mét, gỗ nầy đem từ Vân Nam đến trong gần 4 năm trời… Thời nhà Thanh, vì muốn vỗ về dân Hán nên Thanh triều thường xuyên tu bổ và nghiêm cấm xâm phâm lăng tẩm. 

Trong các lăng tẩm chôn nơi đây thì lăng Vạn Lịch bị dân chúng phát hiện tấm bia hướng dẫn vào cửa lăng vào khoảng giữa thập niên 50 của thế kỷ trước. Sau khi dân quốc chở 7 chuyến tàu mang tất cả báu vật ra Đài Loan thì tại các viện bảo tàng Hoa lục đều trống trơn (hiiiiii…) Do đó, sau 500 năm lăng mộ vua Vạn Lịch ngủ yên, chính quyền Hoa Lục quyết định khai quật Định Lăng …toàn bộ kho báu khác đã xuất hiện thay thế….

Vị hoàng đế Vạn Lịch trẻ trung  bắt đầu xây lăng lúc ông ta 22 tuổi, 6 năm sau hoàn thành , ông ta mất lúc 58 tuổi được mai táng cùng với hai bà hoàng hậu ….

Bức vào sân lăng, nhìn thấy bá tánh xúm xít đông đảo đưa tay sờ vào đầu qui bằng đá thật to, sao mà giống như tại văn miếu ở Hà Nội.....  hiiiiii.... Du khách bước vào khung cửa vòm tò vò và vào hầm lăng mộ, khung hầm rất cao và thoáng như hầm đèo Hải  Vân bên VN, hầm sâu gần 30m, bên trong có nhiều cửa ngách… có lẽ thông qua bốn ngôi điện khác. Riêng ngôi điện chính gọi là “huyền cung” để 3 chiếc quan tài màu đỏ to lớn …. Phía trước quan tài là một ngọn đèn dầu thật lớn (trường minh đăng) và vại sứ đường kính gần 1m để chứa nước hoa… Theo người thuyết minh cho biết … Lúc mở quan tài thì xác nhà vua còn nguyên (và cả hai quan tài của 2 bà hoàng hậu cũng như vậy ) nhà vua nằm hơi nghiêng qua bên mặt, một tay áp vào má, một tay cầm xâu chuổi co lại để ở ngực … tài sản chôn theo vàng bạc châu báu trang phục vô số…. ước khoảng 3000 món bảo vật từ thời Thương, Châu đến đời Tống…CM văn hóa và  Hồng VB kết tội là vị vua xa xỉ nhất làm suy yếu Trung quốc nên đã tràn vào lăngcướp phá xé xác nhà vua và hoàng hậu …. Hiện nay chỉ còn 3 quan tài trống để trên bệ thờ đá trắng (hán bạch ngọc)…

Sau khi tham quan xong, đoàn du khách dừng bước đến các xe đạp, ba bánh, xe lam, xe tải nhỏ…đậu gần đó để mua “đào thập tam lăng”. Đào trồng trong vùng này rất ngọt và thơm dòn và hơi xốp… (chỉ thua trái “pom” Đà Lạt của VN…hiiiiiii….), quả màu đỏ hồng, to tương đương trái “pom” (táo) nhưng có bụng nhọn và phủ đầy lông tơ trắng, nâng nhẹ quả đào và vuốt thử …. Hình như một cảm giác êm dịu như mơ khó tả đang xảy ra … ! Người hướng dẫn cho biết, phim Tây du ký quay tại đây cảnh Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai Tề Thiên đại thánh ăn trộm đào… chỉ có 5 tệ mua được 4 quả hồng đào to đầy lông (lá) …, ngẫm nghĩ … nếu cho vào áo pull hai trái thì ngực sẽ căng to chẳng thua a muối háááá …… đào được chủ bán mời ăn thử miễn phí tại chổ, mình tuy dùng thử… quả hồng đào thật thơm ngon nhưng sao vẫn còn ngờ ngợ… không biết có ăn trúng thuốc trừ sâu TQ hay siêu nạc tăng mỡ máu gì không đấy… đã 4 ngày qua cái bụng phệ của mình bắt đầu bành trướng trở lại và muốn đấu tranh nội bụng rùi nà … hị hị hị hị …


VƯƠNG PHỦ TỈNH


Rời thập tam lăng, xe trở về Bắc Kinh thăm khu phố “Vương phủ tỉnh” , đây là khu phố đi bộ … các cửa hiệu san sát nhau dưới tầng trệt các cao ốc, du khách vào siêu thị xem các mặt hàng thượng vàng hạ cám đủ loại… Hướng dẫn viên chỉ khu vực cho khách đến mua, khu vực có giảm giá, khu vực bán theo giá niêm yết, khu vực bán điện máy (hàng giả, nhái, dõm…) …., thanh toán bằng nhân dân tệ hoặc đô la, nếu không biết nói tiếng cỏ dìa khi trả giá thì bấm vào máy tính cầm tay … mình cũng vào xem cho biết chớ thật ra chẳng muốn mua thứ gì cả, tại VN đã có đủ hết…

Còn hơn nửa tiếng nữa mới tập hợp… mình đứng ngắm và chụp ảnh tại vĩa hè thoáng mát, nhìn và đọc thầm tên bảng hiệu các cửa hàng… tuy đọc bằng từ Việt Hán …nhưng vẫn chào thua dân cư sở tại vì không biết nói tiếng cỏ dìa (quan thoại)… hèn chi…. ngày xưa các quan sứ thần Nam quốc chỉ bút đàm với “thiên triều” (sic) ….

Tuy là cường quốc … nhưng về xã hội của nước họ cũng đa dạng như nước mình, vẫn còn các bà lão bán hàng rong chỉ là một tràng bánh bao nhỏ xíu (bánh bao bà ngoại) ngồi dưới vĩa hè cạnh cầu thang … bà ta rao giá 1 tệ một cái… có thanh niên và cả ông cụ  bươi móc các thùng rác tìm thứ gì đó để dùng (?) và các người ăn xin bò lết hoặc đi lang thang vĩa hè… (quê hương của cái bang mà..), một ông lão tật nguyền đáng thương chỉ còn một mắt, cụt hai chân, di chuyển bằng cách lết mông và chống hai tay xuống đất … Sao họ không đưa về Sở Lao động TBXH nuôi dưỡng giống như VN nhỉ? … đã 20 phút trôi qua khách bộ hành qua lại rất đông nhưng không ai điếm xĩa tới ông lão đáng thương này… Động lòng trắc ẩn… mình đến biếu ông ta 5 tệ… đã thấy mắt ông ta đỏ lên và ứa lệ… ông ta “ xia xia” ….  ! Trời ạ ! … Người nghèo giữa thủ đô Bắc Kinh sao mà đông đảo thế này …. (!)

Trông người nghĩ tới phận ta … Hàng tháng vào ngày 07 tây, mình cũng phải ra phường ký tên lĩnh tiền cơm tương đương khoảng 1.200 tệ  hiiiiiiii…..

Bầu trời khu vực Vương Phủ tỉnh đang nắng gắt bỗng chợt âm u… đã có gió hiu hiu thổi nhẹ, mình đốt điếu thuốc và rít nhè nhẹ… công danh sự nghiệp cả cuộc đời sao giống khói thuốc nhỉ…? Thình lình …. Một cô nương mắt xếch  đến kế bên mình và hỏi…. xí xô xí xào …. Tay cô ta cầm một điếu thuốc TQ…. (hiiiii…) ! Tuy không hiểu lời nói…. Nhưng vốn là thầy bói sờ mu (rùa) nên biết ý, đưa cho cô ta cái quẹt ga….. Gió thổi mạnh dần, cô ta châm mãi không được… mình sấn tới gần sát bên, đưa cả cái thân hình  “hộ pháp” che cho cô ta châm… , rồi dùng cả hay tay bụm che cái mỏ của cô ả… cũng không thành công…, cô ta ngậm điếu thuốc và châm vào đầu thuốc mình đang ngậm… hiệu quả thật cực kỳ… đóm lửa nồng nàn rực cháy… Cô ta trả quẹt và “hó hó họ… xia xia” lia lịa…, cô ta bước đi vào khu phố bên cạnh. Chuyện xảy ra trong không đầy nửa phút mà cả đoàn đều nhìn thấy…há há há há ….

Mưa bắt đầu rơi… cả đoàn du khách, lớp bước vào khu phố tránh mưa, lớp thì bỏ chạy nhanh về nơi xe chờ cách đó 200m … Hiiii…  trên đường Vương phủ tỉnh giữa thủ đô Bắc Kinh, mình cũng ráng nê cái bụng phệ như đeo cái ba lô ngược chạy tóe khói vắt giò lên cổ… vào xe thở … è è … như chó cúm… há há há há !

Bữa cơm chiều với các món ăn dọn rất đẹp mắt… nhưng phải nêm nếm lại trên bàn ăn bằng nước mắm và mắm ruốc giấu đem theo… (hic), rau thơm chỉ có ngò, quế, … thỉnh thoảng có rau muống (rau vô tâm) làm nhớ nhà rồi đấy…, bắp cải, giá và tàu hũ thì lúc nào cũng có…ăn hoài cũng muốn chán rồi… thịt gà, heo, bò… thì hiếm, cá chép thịt ít xương nhiều….hic hic hic … bữa ăn loại 3 sao đấy … như là ba xạo của nhà nghèo Nam bộ VN…..

*******
Đêm đến, cuộc họp CB ba chai  Napoléon  rút kinh nghiệm vẫn tiếp tục tổ chức tại phòng mình ….

Mở đầu, vị trưởng đoàn rót đầy một chung đầu tiên đưa cho mình và nói:

- Kính lão đắc thọ … hehehe ….Báo cáo các bác, đêm nay chúng ta chúc mừng vị trưởng lão già còn duyên  nè….

- Oái…”viên” thì tui còn, riêng “duyên” làm gì mà có nữa ...hiiiii ...

Cả đoàn xúm cười rân, anh chàng học trò cũ lên tiếng:

- Há há há …. Em thấy thầy rồi… mốt về tới nhà em hổng có méc cô đâu á!

- Em thấy cái gì? Giải thích cho hội nghị rõ…

Bá tánh xúm nhau kể lể ….

- Trời đất… Giờ nầy mà còn kiểm tra bài cũ hiiiii….. Ông gặp được hai cánh hồng TQ rồi… Trên máy bay với chổ bà xẩm bán bánh bao ở Vương phủ tỉnh hiiiii..

- Vậy chớ mấy ông củng xí xô xí xào với mấy ả muối, bà xẩm…. có thua gì tui đâu…

- Ai cũng có xí xô xí xào với xẩm chệt trả giá bằng máy tính và cả bằng tay mà …hahaha,…

- Tại tui giúp đỡ cho đương sự chớ có ý gì đâu hiiii…

- Ở trên máy bay - bay trên trời - nên mới có duyên trời sắp xếp ông ngồi kế ẽm chớ bộ…

- Tại sao tụi nầy cũng đứng kế ông… cùng hút thuốc cả bầy … mà ả muối đó chọn ông xin mồi thuốc còn tụi nầy thì không…

- Dễ ợt… nghe nè….  tại qua già rồi nên ẽm nghĩ rằng qua hổng có dê, còn mấy chú em trẻ khỏe đẹp trai thường hay phản bội nên ẽm sợ bị dê  thì phải …..

- Hahahaha….

(còn tiếp)

******************






 

 

 
************************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét