Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Ngọc Cam - Ngọc Khổ (7)

HỒI 5

Ngọc Cam cương quyết không chịu hợp hôn khóc lóc đòi về Nham Lãnh, tiếng khóc nức nở  của nàng từ phủ thái tử vọng đến lục cung làm làm bà thứ phi tỉnh giấc nửa đêm, thứ phi truyền gọi nhủ mẫu hỏi tận tường, túng thế nhủ mẫu phải đanh khai thiệt tất cả,  thứ phi kinh hải liền mật báo khắp lục cung, đợi sáng sớm báo cho quốc vương và hòang hậu.

Bình minh tỏ dạng, thứ phi cùng với nhủ mẫu đến  trước tẩm cung xin yết kiến và nói:

-Khải tấu bệ hạ và nương nương, thần phi xin yết kiến xin báo việc cơ mật,  đông cung đã lén kết hôn lập thái tử phi !

Quốc vương kinh hòang nói:

-Việc như thế nào, ngươi hãy nói cho quả nhân rõ.

-Bẩm, đêm qua thái tử đã nhờ nhủ mẫu trang điểm cho một man nương đem từ Nham Lãnh về và tổ chức hiệp hôn động phòng. Xin bệ hạ vì quốc thể xử tội thái tử kẽo man quốc chư hầu lấy cớ tạo phản.

Quốc vương nổi trận lôi đình  cho thứ phi lui  ra và truyền lịnh thị vệ vây chặt đông cung và  nổi trống đồng triệu tập tam cung lục viện cùng với bá quan văn võ họp hội nghị công đồng xử tội thái tử.

Quan thị vệ đến đông cung truyền lịnh bắt, thái tử biết tội liền tự trói đến thẳng quỳ mọp khấu đầu thưa:

-Phụ vương mẫu hậu vạn an, nhi thần trộm lịnh vương pháp tự ý kết hôn, nhi thần  biết tội, xin lịnh trên phán xét!

Quốc vương và hòang hậu phẫn nộ nói:

-Nghịch tử! Mi quả thật khinh mạng vương triều, trộm lịnh mẹ cha tự ý lập thái tử phi, việc này truyền ra ngòai mà không xử mi ta ăn nói sao với 18 nước chư hầu man tộc, làm trò cười cho bè lũ bắc quốc trung nguyên, ta giao cho lục bộ công đồng xử tội mi, còn man nữ kia giao ta cho lục cung định tội.

-Tâu phụ vương, việc nầy nhi thần xin được nói lần cuối trước khi gia hình chịu tội.

-Được, mi nói đi.

-Muôn tâu, số là nhi thần đi săn đến sơn động Nham Lãnh gặp được một cô nương tướng mạo chẳng khác thần tiên giáng thế, vị cô nương này còn có đứa em gái đang thất lạc làm nghề hành khất , cả hai là cháu ngọai của quan tể tướng tiên triều, nhi thần rước về định sáng nay bẩm báo với phụ vương và mẫu hậu định việc về sau, thật ra nhi thần cũng đã có ngõ lời nhưng cô ta cương quyết không chịu hợp hôn mà xin trở về Nham Lãnh .

-Cha chả, lửa kế rơm khô mà không cháy, lời mi quả thật gian dối thay, lại còn lẽm mép gạt trẫm rằng man nương ăn mày là cháu ngọai quan tể tướng tiên triều , làm quan to thường của cải chỉ thua bậc đế vương, lẽ nào ăn xài có hai đời mà hết sạch mau lẹ, ta truyền mi đem con nhỏ đó ra ngay đây cho ta đối chứng trước khi giao cho công đồng luận tội.

-Nhi thần tuân chỉ !

HỒI 6

Thái tử cùng với tên thị vệ trở lại đông cung truyền giải Ngọc Cam đến,

Thái tử nói với Ngọc Cam:

-Phụ vương đang nổi lôi đình truyền nàng đến điện Kính Thiên, nàng mau trang điểm theo ta đến điện Kính Thiên ngay.

Ngọc Cam nói:

-Thiên tử ra lịnh, dân nữ nào dám cải lời, thiếp vốn chỉ là bần man chi nữ,  xin không trang điểm chỉ mặc áo vải quần thô ra chịu tội cùng thái tử.

Nói xong nàng cùng thái tử đến trước sân quỳ mọp tung hô vạn tuế.

Khi Ngọc Cam vừa bước vào sân, bỗng nhiên tòan thân nàng tỏa hào quang sáng rực lộ vẻ tiên nương, cả hội nghị đều im lặng và tự động đứng dậy thối lui một bước…!

Quốc vương vô cùng ngạc nhiên liền hỏi:

-Nàng kia, nàng hãy nói thật cho quả nhơn biết gia thế sự việc ra sao đến khi gặp thái tử?

-Muôn tâu bệ hạ và nương nương, dân nữ là cháu ngọai của Ngọc tể tướng tiên triều, gia cảnh nghèo khó và chỉ có một gái là bà Ngọc Nữ, sau khi ngọai mất, mẹ của dân nữ làm hành khất nguyện không chồng mà bỏ vào rừng núi Nham Lãnh tu hành, đến 72 tuổi tắm suối gặp hai múi bưởi trôi liền vớt ăn, ngờ đâu mẹ dân nữ hoài thai đến năm tý, tháng tý, ngày tý, giờ tý  hạ sanh hai gái, dân nữ là Ngọc Cam (ngọt) và còn một đứa em gái là Ngọc Khổ (đắng), trước khi mất mẹ dân nữ  có dặn hai chị em ruột thịt  không được xa rời nhau và cùng nối nghiệp hành khất mẫu truyền, mẹ mất rồi chỉ có một chiếc chăn chia hai, nửa vấn thân mẹ để an táng, nửa chăn còn lại hai chị em thay phiên vấn  làm khố đi xin ăn, người còn lại trong hang lõa lồ lấy lá che thân đợi đến phiên đi khất thực.

Quốc vương ứa nước mắt nói:

-Quả nhơn lúc còn thơ ấu quả thật có nghe lão thái thái kể chuyện đời xưa có quan tể tướng nghèo khổ, tưởng rằng chuyện hư nhưng nay có thực, giữa lúc thái bình thạnh trị thế nầy đây mà trong bá tánh nhơn dân vẫn còn người cơ hàn khổ nạn, quả nhơn thật là kém đức… hic hic hic….

Bà thứ phi quỳ tâu:

-Khải tấu bệ hạ, chuyện đời hư thực khó phân, chỉ là lời nói như chuyện mẹ kể trẻ nghe ngày xửa ngày xưa, không có gì làm chứng, xin bệ hạ chớ tin kẽo lầm như thái tử điện hạ.

Thứ phi vừa dứt lời xảy có tiếng trống đồng nổi lên và  thị vệ vào điện báo:

-Khải bẩm bệ hạ, có thái hòang thái hậu giá lâm !

Cả triều đình tung hô, thái hoàng thái hậu bước vào điện, quốc vương khấu đầu báo lại sự việc, Lão thái thái nói:

- Nghe qua thật là thảm thương, ai gia cũng sống vào thời đó, rất may là ai gia chưa chết làm nhơn chứng cuối cùng đây nè, bà thứ  phi à…. lúc ai gia là đương kim hòang hậu thì  quả thật có quan Ngọc tể tướng rất thanh liêm, ai gia chính là biểu muội của Ngọc tể tướng, vì luật triều ta không được tự ý ra khỏi cung nên việc nhà cửa của  biểu ca về sau ta không biết thế nào, ta biết rằng biểu ca của ta có một viên ngọc màu xanh khắc chữ Ngọc, không biết viên ngọc đã lưu lạc đến nơi mô.

Ngọc Cam nói:

-Bẩm hòang thái thái, lúc mẹ dân nữ trước khi mất có nói rằng : “ngoại có một viên ngọc gia bảo, nhưng do  không có con trai nên phạm tội đại bất hiếu, ngọai chôn trước mộ bia trả lại cho cố, vì hai con là gái, các con không được dùng vật gia bảo này!”

Quốc vương truyền quan ngự sử cùng thị vệ đào đem về ngay trình giữa triều đối chứng, Ngọc phần chỉ  cách kinh thành vài dặm, độ một giờ sau viên ngọc được đem về. Cả triều đình mừng rở vỗ tay khen ngợi, thứ phi đến xem tâu rằng:

-Tâu bệ hạ, viên ngọc này có khắc chữ vương,  rõ ràng là Ngọc tể tướng lúc xưa có ý định mưu phản, xin bệ hạ giáng tội ả man nữ giải oan cho thái tử.

Quốc vương nói:

-Chưa chi mà khanh đã kết tội hồ đồ, trẫm truyền gọi thợ kim hòan đến xem thật kỷ lại ngọc thật hay giả.

Giây phút, thợ kim hòan đến xem xét và dùng nước giếng Trọng Thủy rửa sạch chất bám, dấu khắc giống chữ vương đã lộ thêm nét  thành chữ Ngọc rồng bay phượng múa….

Lão thái thái đến xem mừng sa nước mắt nói:

-Ôi… ca ca ! muội muội đây nè…nhìn thấy chữ như thấy người, biểu ca đã thành chánh quả  hiễn lộng thần thông , bớ hiền huynh ơi… hãy cứu các cháu qua khỏi tai ương khổ nạn! Hụ hụ hụ hụ….

Thứ phi mặt xanh lét không còn chút máu, bà ta quỳ xuống tâu:

-Khải tấu bệ hạ và nương nương , thần thiếp nói càn dỡ xin tự xử!

Thứ phi tự  tay vã vào mồm đen đét …giây phút cái  mỏ sưng phù. Hòang hậu vẫn không bớt nổi giận căm gan liền nói:

-Hay dữ a cho mụ ni, mi tự xử cũng chưa thóat tội, thị vệ! Dẫn  mụ ni với lục cung về hậu cung canh giữ chờ ta về trị tội!

Ngọc Cam tâu:

-Tâu bệ hạ, việc đã rõ ràng, tội nầy là do dân nữ ra khỏi hang mà lây vạ sang  thái tử, việc tam cung lục viện tấu cáo cũng đúng chẳng sai, xin bệ hạ xá tội tất cả và cho dân nữ trở về nơi sơn cước đi tìm em gái thất lạc.

Quốc vương nói:

-Quả thật ông trời có mắt, trời còn thương nên giúp trẫm gặp được dâu hiền. Sẵn hôm nay có mặt đầy đủ bá quan văn võ,  trẫm tuyên bố nhường ngôi cho thái tử và tấn phong hòang hậu cho Ngọc Cam, những việc dị nghị trong cung trẫm chuẩn tấu lời Ngọc Cam bỏ qua tất cả, sau  lễ tấn phong truy kiếm Ngọc Khổ về đoàn tụ chị em ….

Cả triều thần tung hô vạn tuế…..

(còn nữa)

 

1 nhận xét:

  1. Hiiiiiiiiiiiiiiiii........... vui quá hh , cải cách tân biên chuyện cổ tích nên đọc thấy mọi người đối thoại mà muội mắc cười quá hè

    Trả lờiXóa